Bước tới nội dung

VfB Stuttgart

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Vfb Stuttgart)
VfB Stuttgart
Tên đầy đủVerein für Bewegungsspiele Stuttgart 1893 e.V.
Biệt danhDie Roten (The Reds)
Die Schwaben (The Swabians)
Thành lập9 tháng 9 năm 1893; 131 năm trước (1893-09-09)
SânMHPArena
Sức chứa60.449
PresidentDietmar Allgaier
Head of sportFabian Wohlgemuth
Huấn luyện viênSebastian Hoeneß
Giải đấuBundesliga
2023–242nd
Trang webTrang web của câu lạc bộ
Mùa giải hiện nay

Verein für Bewegungsspiele Stuttgart 1893 e. V., thường được biết tới với tên VfB Stuttgart, là một câu lạc bộ thể thao Đức có trụ sở ở Stuttgart, thủ phủ của bang Baden-Württemberg, đang chơi ở Giải bóng đá vô địch quốc gia Đức. Câu lạc bộ được biết tới nhiều nhất với đội bóng đá của họ, đội bóng bị xuống hạng khỏi Bundesliga 3 lần. Đội bóng đã vô địch Giải vô địch quốc gia 5 lần (lần gần nhất là mùa 2006-07) và Cúp bóng đá Đức 3 lần.

Đội bóng có sân nhà là sân Mercedes-Benz Arena nằm ở khu liên hợp thể thao Cannstatter Wasen. Sân này nổi tiếng với đội dự bị đầy tài năng của họ, VfB Stuttgart II, đội bóng hiện chơi ở giải hạng 3, nằm dưới giải so với đội chính, ở giải đấu cao nhất cho phép dành cho đội dự bị.

VfB Stuttgart là một câu lạc bộ gồm nhiều thành viên và với khoảng 64.037 (tính đến tháng 6 năm 2018), VfB là câu lạc bộ thể thao lớn nhất ở bang và lớn thứ 5 trên toàn nước Đức. Các bộ môn thể thao của họ luôn thi đấu rất thành công và đã đạt được nhiều huy chương và thành tích. Câu lạc bộ cũng đào tạo ở các bộ môn hockey, bóng và trọng tài bóng đá. Những ngành này thi đấu ở giải nghiệp dư.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khi thành lập cho tới Chiến tranh thế giới thứ II

[sửa | sửa mã nguồn]
VfB Stuttgart vào năm 1912

Verein für Bewegungsspiele Stuttgart được thành lập vào ngày 2 tháng 4 năm 1912 sau khi được hợp vào từ hai câu lạc bộ Stuttgarter FVKronen-Club Cannstatt sau một cuộc họp giữa hai bên ở khách sạn ConcordiaCannstatt[1]. Các câu lạc bộ này được thành lập nên bởi các học sinh trung học những người học được những môn thể thao mới như Rugby và bóng đá từ người Anh.

FV Stuttgart

[sửa | sửa mã nguồn]

Stuttgarter Fußballverein được thành lập ở khách sạn Zum Becher ở Canstatt vào ngày 9 tháng 9 năm 1893[2]. Ban đầu FV là một câu lạc bộ rugby, chơi ở sân Stöckach-Eisbahn trước khi chuyển sang sân Cannstatter Wasen vào năm 1894. Câu lạc bộ rugby thành lập một khu vực bóng đá vào năm 1908. Câu lạc bộ lấy cầu thủ từ các trường học địa phương, dưới sự dẫn dắt của thầy giáo Carl Kaufmann, và nhanh chóng có được thành công đầu tiên; vào năm 1909 họ về nhì sau FSV 1897 Hannover ở trận chung kết rugby, thua 6-3. Rugby sau đó được thay thế bằng bóng đá bởi các cổ động viên thấy rằng rugby quá phức tạp để hiểu.

Vào năm 1909 FV gia nhập giải Süddeutschen Fußballverband (Giải vô địch bóng đá miền Đông Đức), chơi ở giải B-Klasse. Trong mùa giải thứ hai FV thắng trong trận chung kết với đội bóng về sau sáp nhập với họ là Kronen-Klub Cannstatt trước khi bị đánh bại bởi FV Zuffenhausen và phải chứng kiến đội bóng này lên hạng. Sau đó họ lên hạng nhất Südkreis-Liga vào năm 1912.

Kronen-Klub Cannstatt

[sửa | sửa mã nguồn]
Kronen-Klub Cannstatt vào năm 1898

Cannstatter Fußballklub ban đầu là một câu lạc bộ rugby vào năm 1890 và cũng nhanh chóng xây dựng một đội bóng đá. Câu lạc bộ này bị giải tán sau chỉ vài năm hoạt động và những thành viên cũ gia nhập FC Krone Cannstatt vào năm 1897 để chỉ chơi bóng đá[3]. Đội bóng mới chơi ở giải Süddeutschen Fußballverband (SFV) là giải hạng hai và lên hạng vào năm 1904. Cannstatt có sân nhà, sân vận động vẫn tồn tại đến ngày nay là sân TSV Münster.

Sau khi sự tái hợp vào năm 1912 của hai đội bóng, đội bóng bay đầu chơi ở giải Kreisliga Württemberg và sau đó là giải Bezirksliga Württemberg-Baden, có một số lần về đích ở top 3 đội dẫn đầu và giành chức vô địch giải này ở năm 1927[4]. Câu lạc bộ cũng có nhiều lần góp mặt ở vòng chung kết giải SFV vào cuối những năm 20 và đầu những năm 30.

Vào năm 1933 bóng dá Đức được tổ chức lại thành 16 giải đấu cao nhất gọi là Gauligen. Stuttgart chơi ở giải Gauliga Württemberg và đã có được những thành công ở đó, vô địch giải đấu vào năm 1935, 1937, 1938, 1940 và 1943 trước khi Gauliga đổ vỡ vào mùa giải 1944-45. Trong quãng thời gian này, đội bóng đã có đối thủ kình địch là Stuttgarter Kickers. Vào năm 1933, Stuttgart lần đầu tiên được chơi trên sân vận động mới "Neckarstadion" dưới sự chứng kiến của 40,000 cổ động viên. Sân này được xây để chuẩn bị cho giải điền kinh toàn nước Đức được tổ chức cũng vào năm đó.

Các danh hiệu ở Gauliga của VfB đã đưa đội bóng vào vòng vòng đấu loại trực tiếp, với kết quả thành công nhất của họ đến vào năm 1935 khi vào đến chung kết và để thua 4-6 trước nhà vô địch Schalke 04[5].

Giải đấu những năm 1950

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau chiến tranh VfB tiếp tục chơi ở giải hạng nhất của Oberliga Süd, giành chức vô địch vào các năm 1946[6], 1952[7] và 1954[8]. Câu lạc bộ cũng thường xuyên góp mặt ở giải vô địch Đức và vô địch các năm 1950[9] và 1952[10], về nhì năm 1953[11]. Vào những năm 1950, đội bóng cũng 2 lần vô địch cúp quốc gia Đức (1954[12] và 1958[13]). Đội bóng đã vô địch 4 danh hiệu trong 8 năm dưới sự dẫn dắt của Robert Schlienz người đã mất cánh tay trái trong một vụ tai nạn xe hơi. Không cầu thủ nào của Stuttgart được triệu tập vào đội tuyển vô địch World Cup 1954.

Bundesliga 1963

[sửa | sửa mã nguồn]

Do những kết quả thất vọng ở các giải đấu mang tầm quốc tế là World Cup 1958World Cup 1962, Liên đoàn bóng đá Đức giới thiệu một giải đấu chuyên nghiệp vào năm 1963. Thành tích thi đấu tốt của Stuttgart những năm 1950 đã tạo cơ hội cho họ là một trong 16 đội bóng tham gia vào giải Bundesliga[14]. Vào thời kì giữa những năm 70 họ thường đứng ở vị trí giữa bảng xếp hạng. Một trong số ít những ngôi sao thời đó của họ là Gilbert Gress của Strasbourg.

Vào mùa giải 1972-73 đội bóng lần đầu lọt vào vòng bảng cúp UEFA vào tới bán kết giải đấu này năm 1974 nơi họ đã thua đội vô địch Feyenoord Rotterdam sau hai lượt trận với các tỉ số 1-2 và 2-2.

1975-2000: Thời kì của chủ tịch Mayer-Vorfelder

[sửa | sửa mã nguồn]
Mayer-Vorfelder vào năm 2009

Việc Stuttgart bị khủng hoảng vào giữa những năm 1970 đã khiến họ không thể thu hút được nhà đầu tư. Việc cố gắng nâng tầm lên cấp độ chuyên nghiệp bằng việc đầu tư thêm tiền đã thất bại. Tới cuối mùa giải 1974-75, với việc đội bóng đang bên bờ vực thẳm của việc bị xuống hạng, chính trị gia địa phương Gerhard Mayer-Vorfelder đã được chọn làm chủ tịch mới[15]. Sau đó, trận hoà trong trận đấu cuối cùng của mùa giải khiến VfB bị tụt xuống thứ 16 và bị đánh bật khỏi Bundesliga. Mùa giải đầu tiên ở giải hạng hai được coi là mùa giải thất bại nhất trong lịch sử kết thúc với vị trí thứ 11 của Stuttgart, họ thậm chí đã thua một trận trên sân nhà gặp đối thủ kị dơ SSV Reutlingen trước sự chứng kiến của 1200 khán giả.

Với huấn luyện viên mới Jürgen Sundermann và các tài năng trẻ Karlheinz FörsterHansi Müller, đội bóng được xây dựng xung quanh Ottmar Hitzfeld ghi hơn 100 bàn thắng ở mùa giải 1976-1977 và trở lại giải đấu cao nhất chỉ sau 2 mùa giải vắng bóng[16].

Đội hình trẻ trung đã nổi tiếng với lối đá tấn công và ghi nhiều bàn thắng, nhưng vẫn phải chịu sự thiếu hụt về kinh nghiệm. Vào cuối mùa giải 1977-78, VfB đứng thứ 4, nhưng họ đã lập kỉ lục về số khán giả trung bình đến sân trong một trận đấu là 53,000 cho tới năm 1990[17]. Họ có một lần góp mặt ở bán kết cúp UEFA vào năm 1980 và có một số lần về đích ở top 4 đội dẫn đầu trên con đường đi tìm danh hiệu Bundesliga đầu tiên của họ - danh hiệu quốc gia thứ 3 - vào năm 1984, dưới sự dẫn dắt của Helmut Benthaus.

Vào năm 1986, VfB thua trong trận chung kết Cúp quốc gia Đức 5-2 trước Bayern Munich[18]. Ở trận chung kết cúp UEFA 1989, họ thua Napoli (1-2, 3-3), đội bóng Diego Maradona chơi bóng vào thời điểm đó[19].

Vào mùa giải 1991-92, đội bóng giành được danh hiệu thứ tư của họ, một trong những cuộc đua gay cấn nhất trong lịch sử Bundesliga, về đích ở trên Borussia Dortmund về hiệu số bàn thắng[20]. Trên phương diện quốc tế, họ bị loại khỏi cúp UEFA mùa giải đó (1991-92) sau khi thua trận đấu ở vòng hai trước CA Osasuna (2-3). Với tư cách là một nhà vô địch, đội bóng được vào thẳng vòng bảng cúp C1 1992-93, nhưng bị loại từ vòng 1 trước Leeds United.

VfB không được tham dự cúp châu Âu cho tới năm 1997, sau khi vô địch cúp quốc gia Đức lần thứ ba dưới sự dẫn dắt của Joachim Löw[21]. Họ giành được nhiều thành công sau khi trở lại, được tham dự trận Siêu cúp bóng đá châu ÂuStockholm, nơi họ thua Chelsea trong mùa giải gần cuối của giải đấu này. Chỉ có một người trong "tam giác ma thuật" của họ ở lại là đội trưởng Krassimir Balakov, trong khi hai người còn lại là Giovane ElberFredi Bobic rời đi. Hợp đồng của Low không được gia hạn, ông bị thay thế bởi Winfried Schäfer.

Tuy nhiên, màn trình diễn của Stuttgart đã sa sút sau sự kiện này bởi đội bóng chỉ giành được vị trí ở giữa bảng xếp hạng trong hai mùa giải sau đó mặc dù đã đầu tư tiền vào thị trường chuyển nhượng và cho những cựu binh như Balakov.

2000-2007: Giai đoạn sau Meyer-Volfelder và trở lại với thành công

[sửa | sửa mã nguồn]

Do nhiều sự chỉ trích và những kết quả không tốt, Gerhard Mayer-Volfelder cuối cùng cũng phải rời đội bóng vào năm 2000 để giữ chức vụ ở Liên đoàn bóng đá Đức, Liên đoàn bóng đá châu ÂuLiên đoàn bóng đá thế giới. Chủ tịch mới Manfred Haas đã ký hợp đồng với nhiều cầu thủ đắt giá. Vào năm 1976, khi Volfelder tiếp quản đội bóng, câu lạc bộ đã phải xây dựng lại với nền tảng là các cầu thủ từ đội trẻ. VfB có rất nhiều thành công ở các giải vô dịch bóng đá trẻ ở Đức.

Huấn luyện viên Ralf Rangnick đã bắt đầu xây dựng lại đội bóng và đã vô địch Intertoto cup, nhưng sau khi bị loại ở cúp UEFA đội bóng lại phải bắt đầu công cuộc chống xuống hạng vào năm 2001 và đã về đích ở vị trí thứ 15. Rangnick bị thay thế bởi Felix Magath.

Với những cầu thủ như Andreas Hinkel, Kevin Kurányi, Timo Hildebrand hay Alexander Hleb khiến đội bóng được đặt biệt danh "the young and wild" (Những cầu thủ trẻ và làn gió), đội bóng đã lấy lại phong độ và về đích thứ nhì ở Bundesliga mùa giải 2002-2003 sau chiến thắng 2-0 trước VfL Wolfsburg và sự giúp sức của Energie Cottbus ở vòng đấu cuối. Đó là lần thứ 4 họ về đích ở vị trí thứ nhì sau các năm 1935, 1953 và 1979.[22]

Champions League 2003-04

[sửa | sửa mã nguồn]

VfB được tham dự cúp C1 nhờ vào vị trí thứ 2 và sau đó họ đã đánh bại Manchester UnitedRangers F.C. mỗi đội 1 lần và Panathinaikos F.C. 2 lần, họ được vào thi đấu ở vòng loại trực tiếp nơi họ bị loại bởi Chelsea F.C. (0-1 và 0-0).

Họ tiếp tục là một trong số những đội bóng hàng đầu ở Đức, về đích ở vị trí thứ 5 khi mùa giải kết thúc và thi đấu ở cúp UEFA, nhưng không có thành công nào đáng kể. Không những vậy, huấn luyện viên Magath và nhiều cầu thủ khác rời đội bóng để tới đội bóng mạnh hơn: Kevin Kurányi tới FC Schalke 04, Philipp Lahm tới Bayern MunichAliaksandr Hleb tới Arsenal F.C..

Sau khi kết thúc một nửa mùa giải 2005-06 đầy thất vọng, Givanni Trapattoni bị sa thải và thay thế bằng Armin Veh. Huấn luyện viên mới đã trở lại sau một thời gian không bóng đá kể từ khi rời khỏi Hansa Rostock vào năm 2003 để tập trung nhiều hơn cho gia đình và không có công việc tới năm 2004 trừ việc huấn luyện cho đội bóng quê ông FC Augsburg trong một mùa giải. Được sự ủng hộ của tân chủ tịch Horst Heldt, Veh chứng tỏ bản thân và ông tập trung vào việc mua những cầu thủ tốt nhưng không đắt hơn là mua những ngôi sao. Đội trưởng Zvonimir Soldo giải nghệ, và những cựu binh khác rời đội bóng khiến họ chỉ về đích ở vị trí thứ 9 và không được tham dự cúp châu Âu lần đầu trong 4 năm.

Vô địch Bundesliga 2006-07

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù phải chịu những trận thua ở đầu mùa giải và bị chỉ trích nặng nề ở mùa giải 2006-07, bao gồm một trận thua 3-0 trước Nurnberg, Veh vẫn mua được những cầu thủ mới như Pável PardoRicardo Osorio của Mexico, và cầu thủ người Brazil Antônio da Silva cùng một loạt các tài năng trẻ, bao gồm Mario Gómez, Serdar TasciSami Khedira, trở thành một tập thể vững mạnh và dẫn đầu bảng xếp hạng vào ngày 12 tháng 11 năm 2006, đó là lần đầu họ dẫn đầu bảng trong 2 năm. Stuttgart đã lọt vào top 5 đội dẫn đầu và gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng họ sẽ cạnh tranh ngôi vô địch nhờ vào 8 trận thắng cuối cùng của mùa giải. Ở vòng đấu áp chót vào ngày 12 tháng 5 năm 2007, Stuttgart thắng VfL Bochum 3-2 trên sân khách, vượt lên trên Schalke 04 và giữ một suất tham dự cúp C1 2007-08. Sau khi bị dẫn trước 1-0 trong trận cuối ùng gặp Energie Cottbus, Stuttgart đã lôi ngược dòng và thắng lại 2-1 để đăng quang ngôi vô địch lần đầu tiên sau 15 năm[23]. Cuộc ăn mừng ở Stuttgart (250,000 người) thậm chí còn nhiều hơn cả cuộc ăn mừng đội tuyển bóng đá quốc gia Đức giành ngôi thứ ba sau khi đánh bại Bồ Đào NhaGiải vô địch bóng đá thế giới 2006.

Thực ra, VfB còn có cơ hội lần đầu tiên đoạt cú ăn đôi khi họ giành vé vào chơi trận chung kết cúp bóng đá quốc gia Đức lần đầu tiên kể từ khi họ vô địch giải này 10 năm trước. Đối thủ của họ trong trận chung kết ở Berlin là Nuremberg, đội bóng đã đánh bại họ trong cả hai lần đối đầu ở mùa giải đó, 3-0 và 4-1, nhưng lần cuối cùng họ vô địch cúp này là năm 1962. Sau khi kết thúc hiệp một tỉ số là 1-1, chân sút của Stuttgart là Cacau bị đuổi khỏi sân. Nuremberg nâng tỉ số lên 2-1 ở đầu hiệp hai, nhưng Stuttgart chỉ với 10 người đã chiến đấu và gỡ hoà. Trong hiệp phụ thứ 2, với việc cả hai đội bóng đều đã sa sút thể lực, Nuremberg ghi bàn thắng quyết định[23].

Champions League 2007-08

[sửa | sửa mã nguồn]

UEFA Champions League 2007-08 bắt đầu với đương kim vô địch Đức vào ngày 30 tháng 8 năm 2007 và họ nằm cùng bảng với FC Barcelona, đương kim vô địch Pháp Olympique Lyonnais đội bóng quen thuộc của Scotland Rangers F.C.. Giống với mùa giải 2003-04, giải đấu năm 2007-08 của Stuttgart bắt đầu với trận đấu ở sân Ibrox Park gặp Rangers F.C.. Trận đấu kết thúc với tỉ số thua 2-1. Trận thứ hai của họ được thi đấu trên sân nhà cũng là một trận thua 2-0 trước Barcelona và trận thứ 3 cũng vậy, gặp Lyon trên sân nhà, và đội khách ra về với chiến thắng 2-0, cả hai bàn thắng đều ghi trong hiệp 2. 5 trận thua và chỉ có 1 trận thắng (trước Rangers) đống nghĩa với việc họ sớm bị loại khỏi vòng bảng. Ở giải vô địch quốc gia họ về đích ở vị trí thứ 6 sau một màn khởi đầu tồi tệ, Ngôi sao mới của Đức là Mario Gómez ghi 19 bàn.

Mùa giải 2008-09

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở mùa giải 2008-09, cũng giống như mùa giải trước đó, có một sự khởi đầu tồi tệ. Sau vòng đấu thứ 14 vào tháng 11, VfB chỉ đứng thứ 11 trên bảng xếp hạng. Như một hệ quả, Armin Veh bị xa thải và thay thế bởi Markus Babel[24]. Sau khi bị loại khỏi DFB-Pokal sau khi thua 5-1 trước Bayern Munich vào tháng 1, mọi việc bắt đầu khởi sắc hơn với đội bóng và họ kết thúc ở vị trí thứ 3, vị trí thứ 2 bị tuột khỏi tầm tay họ sau khi họ thua Bayern trong trận đấu cuối cùng của mùa giải. Điều này có nghĩa rằng họ lại có cơ hội để tham dự cúp C1 lần nữa.

Trên phương diện quốc tế, VfB được tham dự vòng bảng cúp UEFA 2008-09, nhưng thua trước đương kim vô địch FC Zenit Saint Petersburg ở vòng 32 đội vào tháng 2.

Mùa giải 2009-10

[sửa | sửa mã nguồn]
Pavel Pogrebnyak - tân bình của Stuttgart ở mùa giải 2009-10

VfB bước vào mùa giải mà không có Mario Gomez[25], nhưng Pavel Pogrebnyak đã tới từ FC Zenit[26] còn Aliaksandr Hleb trở lại (theo dạng cho mượn từ FC Barcelona.

Ở cấp độ đấu trường châu Âu, VfB bắt đầu mùa giải với sự thành công lớn bằng việc được tham dự vòng bảng cúp C1 2009-10. VfB lần thứ 3 được tham dự giải này trong 6 năm (2 lần trước là các năm 2003 và 2007) sau khi đánh bại đại diện của România FC Timisoara ở vòng loại thứ ba vào các ngày 18 và 26 tháng 8 năm 2009. VfB nằm ở bảng G cùng các đối thủ FC Sevilla của Tây Ban Nha, Rangers F.C. của Scotland và Unirea Urziceni của Romania. Với 2 trận thắng (trước Rangers và Unirea), 3 trận hoà (1 trước mỗi đối thủ) và 1 trận thua (trước Sevilla), họ về đích thứ 2 ở bảng đấu, và lọt vào vòng 16 đội, nơi họ phải đối mặt với FC Barcelona vào cuối mùa đông. Sau một trận đấu thành công trên sân nhà với tỉ số hoà 1-1 nhưng họ đã bị thua đậm 4-0 trên sân khách.

Ở cúp quốc gia Đức 2009-10, họ có giải đấu thất bại nhất trong 16 năm qua, thua đội bóng giải hạng hai Greuther Fürth. Trận thua đó đến ở giai đoạn đầu tồi tệ của đội bóng. Như một hệ quả của vị trí thứ 16 trên bảng xếp hạng, huấn luyện viên trẻ Markus Babel[27] bị sa thải sau vòng 15 và thay thế là huấn luyện viên người Thuỵ Sĩ Christian Gross. Dưới triều đại của ông, VfB đã tiến bộ ở giải nội địa cũng như trên đấu trường quốc tế trước kì nghỉ đông. Trong quãng thời gian đó, Thomas Hitzlsperger[cần dẫn nguồn], Jan SimakLudovic Magnin rời đội bóng; Cristian Molinaro được mượn từ Juventus. Trong nửa sau của mùa giải, câu lạc bộ - cũng giống như mùa giải 2008-09 - có một giai đoạn bùng nổ. Là đội bóng xuất sắc nhất giai đoạn lượt về của Bundesliga, đội bóng của huấn luyện viên người Thuỵ Sĩ Christian Gross leo lên nửa trên của bảng xếp hạng và hiện đang chiến đấu cho một suất dự cúp UEFA mùa giải sau.

Sân vận động

[sửa | sửa mã nguồn]

Sân nhà của VfB Stuttgart là sân Mercedes-Benz Arena được xây năm 1933. Nó nằm gần con sông NeckarBad Cannstatt gần bảo tàng Mercedes Benz và nhà máy Mercedes Benz. Sau khi được tu sửa nhiều lần, sân vận động có sức chứa tối đa là 55,896 người (50,000 cho các trận đấu quốc tế). Khác với nhiều sân vận động khác ở Đức, ban đầu sân có một đường chạy xung quanh sân dành cho điền kinh mặc dù ban đầu nó được xây nhằm mục đích cho bóng đá. Sân được dùng để phục vụ World Cup 1974World Cup 2006, lúc này đã đổi tên thành sân Gottlieb-Daimler-Stadion và tổ chức 5 trận ở vòng bảng, một trận ở vòng loại trực tiếp (Anh gặp Ecuador]] và trận tranh hạng 3 (Đức gặp Bồ Đào Nha). Từ mùa giải 2008-09, sân được đổi tên thành Mercedes Benz Arena, bắt đầu từ trận giao hữu gặp Arsenal vào ngày 30 tháng 7 năm 2008.

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội hình chính

[sửa | sửa mã nguồn]
Tính đến ngày 15 tháng 8 năm 2024[28]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
1 TM Đức Fabian Bredlow
3 HV Hà Lan Ramon Hendriks
4 HV Đức Josha Vagnoman
5 TV ��c Yannik Keitel
6 TV Đức Angelo Stiller
7 HV Đức Maximilian Mittelstädt
8 TV Pháp Enzo Millot
9 Bosna và Hercegovina Ermedin Demirović
10 Hàn Quốc Jeong Woo-yeong
11 Đức Nick Woltemade
13 HV Đức Frans Krätzig
14 Cộng hòa Dân chủ Congo Silas Katompa Mvumpa
15 HV Đức Pascal Stenzel
16 TV Đức Atakan Karazor (đội phó)
17 Đức Justin Diehl
18 Đức Jamie Leweling
19 Đan Mạch Wahid Faghir
Số VT Quốc gia Cầu thủ
20 HV Thụy Sĩ Leonidas Stergiou
21 TM Đức Stefan Drljača
22 Đức Thomas Kastanaras
23 HV Pháp Dan-Axel Zagadou
24 HV Đức Jeff Chabot
25 Đức Luca Pfeiffer
26 Đức Deniz Undav
27 TV Đức Chris Führich
28 TV Đan Mạch Nikolas Nartey
29 HV Pháp Anthony Rouault
30 TV Thổ Nhĩ Kỳ Ömer Beyaz
32 TV Thụy Sĩ Fabian Rieder
33 TM Đức Alexander Nübel
40 Đức Luca Raimund
41 TM Đức Dennis Seimen
44 Hà Lan Mohamed Sankoh
45 HV Nhật Bản Anrie Chase

Huấn luyện viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban huấn luyện

[sửa | sửa mã nguồn]
Đức Sebastian Hoeneß huấn luyện viên trưởng
Đức David Krecidlo Trợ lý huấn luyện viên
Đức Malik Fathi Trợ lý huấn luyện viên
Đức Steffen Krebs huấn luyện viên thủ môn
Đức Matthias Schiffers huấn luyện viên thể lực

Các đời huấn luyện viên từ năm 1920

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên Nhiệm kì Danh hiệu
Đức Grünwald 1920
Anh Edward Hanney 1 tháng 7 năm 1924 – tháng 1 năm 1927 Vô địch Württemberg/Baden 1927
Hungary Lajos Kovács Tháng 9, 1927 – 31 tháng 12 năm 1929 Vô đich Württemberg 1929/30
Đức Emil Friz 1 tháng 1 năm 1930 – 15 tháng 6 năm 1930
Đức Karl Preuß 15 tháng 6 năm 1930–1933
Đức Willi Rutz Tháng 7, 1933 – 1934
Đức Emil Gröner 1934–1935
Đức Fritz Teufel 1935 – 30 tháng 6 năm 1936 Về nhì Cúp bóng đá quốc gia Đức 1935,
Vô địch Gauliga Württemberg champions 1935
Đức Leonhard "Lony" Seiderer 1 tháng 7 năm 1936 – 30 tháng 6 năm 1939 Vô địch Gauliga Württemberg 1937, 1938
Đức Karl Becker Tháng 3, 1939 – Tháng 4, 1939
Đức Josef Pöttinger 1 tháng 5 năm 1939 – Tháng 10, 1939
Đức Fritz Teufel 1 tháng 7 năm 1945 – 30 tháng 6 năm 1947 Vô địch Oberliga Süd 1946
Đức Georg Wurzer 1 tháng 7 năm 1947 – 30 tháng 4 năm 1960 Vô địch bóng đá Đức 1950, 1952, Á quân 1953,
Vô địch Oberliga Süd 1952, 1954, DFB Pokal 1954, 1958
Đức Kurt Baluses 1 tháng 5 năm 1960 – 24 tháng 2 năm 1965
Đức Franz Seybold 25 tháng 2 năm 1965 – 7 tháng 3 năm 1965
Đức Rudi Gutendorf 8 tháng 3 năm 1965 – 6 tháng 12 năm 1966
Đức Albert Sing 7 tháng 12 năm 1966 – 30 tháng 6 năm 1967
Đức Gunther Baumann 1 tháng 7 năm 1967 – 30 tháng 6 năm 1969
Đức Franz Seybold 1 tháng 7 năm 1969 – 30 tháng 6 năm 1970
Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư Branko Zebec 1 tháng 7 năm 1970 – 18 tháng 4 năm 1972
Đức Karl Bögelein 19 tháng 4 năm 1972 – 30 tháng 6 năm 1972
Đức Hermann Eppenhoff 1 tháng 7 năm 1972 – 1 tháng 12 năm 1974
Đức Fritz Millinger 2 tháng 12 năm 1974 – 13 tháng 12 năm 1974
Đức Albert Sing 14 tháng 12 năm 1974 – 30 tháng 6 năm 1975
Hungary István Sztani 1 tháng 7 năm 1975 – 31 tháng 3 năm 1976
Đức Karl Bögelein 1 tháng 4 năm 1976 – 30 tháng 6 năm 1976
Đức Hans-Jürgen Sundermann 1 tháng 7 năm 1976 – 30 tháng 6 năm 1979 Á quân Bundesliga 1979
Đức Lothar Buchmann 1 tháng 7 năm 1979 – 30 tháng 6 năm 1980
Đức Hans-Jürgen Sundermann 1 tháng 7 năm 1980 – 30 tháng 6 năm 1982
Đức Helmut Benthaus 1 tháng 7 năm 1982 – 30 tháng 6 năm 1985 Vô địch Bundesliga 1984
Croatia Otto Barić 1 tháng 7 năm 1985 – 4 tháng 3 năm 1986
Đức Willi Entenmann 5 tháng 3 năm 1986 – 30 tháng 6 năm 1986 Á quân DFB Pokal 1986
Đức Egon Coordes 1 tháng 7 năm 1986 – 30 tháng 6 năm 1987
Hà Lan Arie Haan 1 tháng 7 năm 1987 – 26 tháng 3 năm 1990 Á quân UEFA Cup 1989
Đức Willi Entenmann 27 tháng 3 năm 1990 – 19 tháng 11 năm 1990
Đức Christoph Daum 20 tháng 11 năm 1990 – 10 tháng 12 năm 1993 Vô địch Bundesliga 1992
Đức Jürgen Röber 15 tháng 12 năm 1993 – 25 tháng 4 năm 1995
Đức Jürgen Sundermann 26 tháng 4 năm 1995 – 30 tháng 6 năm 1995
Áo Rolf Fringer 1 tháng 7 năm 1995 – 13 tháng 8 năm 1996
Đức Joachim Löw 14 tháng 8 năm 1996 – 30 tháng 6 năm 1998 vô địch DFB Pokal 1997, Á quân UEFA Cup Winners' Cup 1998
Đức Winfried Schäfer 1 tháng 7 năm 1998 – 4 tháng 12 năm 1998
Đức Wolfgang Rolff 5 tháng 12 năm 1998 – 31 tháng 12 năm 1998
Đức Rainer Adrion 1 tháng 1 năm 1999 – 2 tháng 5 năm 1999
Đức Ralf Rangnick 3 tháng 5 năm 1999 – 23 tháng 2 năm 2001
Đức Felix Magath 24 tháng 2 năm 2001 – 30 tháng 6 năm 2004 Á quân Bundesliga 2003
Đức Matthias Sammer 1 tháng 7 năm 2004 – 3 tháng 6 năm 2005
Ý Giovanni Trapattoni 17 tháng 6 năm 2005 – 9 tháng 2 năm 2006
Đức Armin Veh 10 tháng 2 năm 2006 – 23 tháng 11 năm 2008 vô địch Bundesliga 2007, về nhì DFB-Pokal 2007
Đức Markus Babbel 23 tháng 11 năm 2008 – 6 tháng 12 năm 2009
Thụy Sĩ Christian Gross 6 tháng 12 năm 2009 – 13 tháng 10 năm 2010
Đức Jens Keller 13 tháng 10 năm 2010 – 12 tháng 12 năm 2010
Đức Bruno Labbadia 12 tháng 12 năm 2010 – 26 tháng 8 năm 2013
Đức Thomas Schneider 26 tháng 8 năm 2013 – 9 tháng 3 năm 2014
Hà Lan Huub Stevens 10 tháng 3 năm 2014 – 30 tháng 6 năm 2014
Đức Armin Veh 1 tháng 7 năm 2014 – 23 tháng 11 năm 2014
Hà Lan Huub Stevens 25 tháng 11 năm 2014 – 28 tháng 6 năm 2015
Đức Alexander Zorniger 29 tháng 6 năm 2015 – 24 tháng 11 năm 2015
Đức Jürgen Kramny 24 tháng 11 năm 2015 – 15 tháng 5 năm 2016
Hà Lan Jos Luhukay 1 tháng 6 năm 2016 – 15 tháng 9 năm 2016
Đức Olaf Janßen 15 tháng 9 năm 2016 – 20 tháng 9 năm 2016
Đức Hannes Wolf 20 tháng 9 năm 2016 – 28 tháng 1 năm 2018
Thổ Nhĩ Kỳ Tayfun Korkut 29 tháng 1 năm 2018 – 7 tháng 10 năm 2018
Đức Markus Weinzierl 9 tháng 10 năm 2018 – 20 tháng 4 năm 2019
Đức Nico Willig 21 tháng 4 năm 2019 – 27 tháng 5 năm 2019
Đức Tim Walter 19 tháng 6 năm 2019 – 23 tháng 12 năm 2019
Hoa Kỳ Pellegrino Matarazzo 6 tháng 1 năm 2020 – 10 tháng 10 năm 2022
Đức Michael Wimmer 12 tháng 10 năm 2022 – 5 tháng 12 năm 2022
Đức Bruno Labbadia 5 tháng 12 năm 2022 – 3 tháng 4 năm 2023
Đức Sebastian Hoeneß 3 tháng 4 năm 2023 – Á quân Bundesliga 2024

Thứ hạng tại Bundesliga

[sửa | sửa mã nguồn]

Kình địch, đội bóng thân thiết, hợp tác

[sửa | sửa mã nguồn]

Đội bóng kình địch lâu đời nhất của Stuttgart là Stuttgarter Kickers. Tuy nhiên, hai đội chưa có cơ hội chạm trán nhau kể từ khi Kickers bị xuống hạng vào mùa giải 1992. Do vậy, trận derby này được thay thế bởi một trận khác cũng quan trọng không kém đó là trận derby cùng Baden-Württemberg giữa Stuttgart và Karlsruher SC[29]. Trong trận derby này, sự thù địch lâu dài được thể hiện ra. Sự thù địch cùng đội bóng vùng Bavaria Bayern Munich cũng là một trận đáng xem, bởi cổ động viên của Stuttgart rất tức khi Bayern mua những cầu thủ hay nhất và huấn luyện viên của họ trong vài năm trở lại đây, chẳng hạn như Giovane Elber, Felix MagathMario Gómez.

Một sự thân thiện giữa các fan trong thời gian gần đây đã được xây dựng nên cùng Energie Cottbus[30], và khi VfB vô địch năm 2007 fan 2 đội đã cùng ăn mừng sau khi Stuttgart thắng Cottbus trong trận đấu cuối cùng.

Sự thân thiện cũng tồn tại giữa VfB và đội bóng phía đông Württemberg là SSV Reutlingen (em trai của VfB) cũng như đội bóng phía bắc Württembergers là SpVgg Ludwigsburg[31].

Vào năm 2005, một bản hợp đồng hợp tác đã được ký kết bởi VfB và đội bóng Thụy Sĩ FC St. Gallen nhằm phát triển cầu thủ trẻ của cả hai đội bóng.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ http://www.vfb-stuttgart.de/en/verein/chronik/index.php?seite=2&go.x=13&go.y=10[liên kết hỏng]
  2. ^ http://www.vfb-stuttgart.de/en/verein/chronik/index.php?seite=0&go.x=12&go.y=4[liên kết hỏng]
  3. ^ http://www.vfb-stuttgart.de/en/verein/chronik/index.php?seite=1&go.x=5&go.y=9[liên kết hỏng]
  4. ^ http://www.vfb-stuttgart.de/en/verein/chronik/index.php?seite=2&go.x=12&go.y=12[liên kết hỏng]
  5. ^ http://www.vfb-stuttgart.de/en/verein/chronik/index.php?seite=7&go.x=19&go.y=1[liên kết hỏng]
  6. ^ http://www.vfb-stuttgart.de/en/verein/chronik/index.php?seite=9&go.x=23&go.y=9[liên kết hỏng]
  7. ^ http://www.vfb-stuttgart.de/en/verein/chronik/index.php?seite=11&go.x=16&go.y=6[liên kết hỏng]
  8. ^ http://www.vfb-stuttgart.de/en/verein/chronik/index.php?seite=13&go.x=37&go.y=5[liên kết hỏng]
  9. ^ http://www.vfb-stuttgart.de/en/verein/chronik/index.php?seite=10&go.x=54&go.y=2[liên kết hỏng]
  10. ^ http://www.vfb-stuttgart.de/en/verein/chronik/index.php?seite=11&go.x=37&go.y=1[liên kết hỏng]
  11. ^ http://www.vfb-stuttgart.de/en/verein/chronik/index.php?seite=12&go.x=62&go.y=13[liên kết hỏng]
  12. ^ http://www.vfb-stuttgart.de/en/verein/chronik/index.php?seite=13&go.x=72&go.y=11[liên kết hỏng]
  13. ^ http://www.vfb-stuttgart.de/en/verein/chronik/index.php?seite=14&go.x=61&go.y=5[liên kết hỏng]
  14. ^ http://www.vfb-stuttgart.de/en/verein/chronik/index.php?seite=15&go.x=71&go.y=2[liên kết hỏng]
  15. ^ http://www.vfb-stuttgart.de/en/verein/chronik/index.php?seite=16&go.x=30&go.y=4[liên kết hỏng]
  16. ^ http://www.vfb-stuttgart.de/en/verein/chronik/index.php?seite=17&go.x=18&go.y=7[liên kết hỏng]
  17. ^ http://www.vfb-stuttgart.de/en/verein/chronik/index.php?seite=18&go.x=31&go.y=4[liên kết hỏng]
  18. ^ http://www.vfb-stuttgart.de/en/verein/chronik/index.php?seite=23&go.x=32&go.y=10[liên kết hỏng]
  19. ^ http://www.vfb-stuttgart.de/en/verein/chronik/index.php?seite=24&go.x=45&go.y=5[liên kết hỏng]
  20. ^ http://www.vfb-stuttgart.de/en/verein/chronik/index.php?seite=26&go.x=22&go.y=11[liên kết hỏng],
  21. ^ http://www.vfb-stuttgart.de/en/verein/chronik/index.php?seite=30&go.x=69&go.y=2[liên kết hỏng]
  22. ^ http://www.vfb-stuttgart.de/en/verein/chronik/index.php?seite=34&go.x=51&go.y=5[liên kết hỏng]
  23. ^ a b http://www.vfb-stuttgart.de/en/verein/chronik/index.php?seite=37[liên kết hỏng]
  24. ^ “Báo Thể thao”. Báo Thể thao & Văn hóa - Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập 28 tháng 9 năm 2015.
  25. ^ http://thethaovanhoa.vn/152N20090528103456792T129/mario-gomez-gia-nhap-bayern-ky-luc-chuyen-nhuong-moi.htm/ Lưu trữ 2009-05-31 tại Wayback Machine Mario Gomez gia nhập Bayern: Kỷ lục chuyển nhượng mới
  26. ^ http://thethaovanhoa.vn/152N20090802102738501T129/pavel-pogrebnyak-den-stuttgart-da-co-nguoi-thay-super-mario.htm/ Lưu trữ 2009-08-05 tại Wayback Machine http://thethaovanhoa.vn/152N20090802102738501T129/pavel-pogrebnyak-den-stuttgart-da-co-nguoi-thay-super-mario.htm
  27. ^ http://sut.vn/index/2466802/07122009.aspx[liên kết hỏng] / Stuttgart sa thải Markus Babbel: Sự nóng vội tất yếu
  28. ^ https://www.vfb.de/de/1893/profis/kader/saisonen/2024-2025/listenansicht/
  29. ^ http://www.footballderbies.com/forum/viewtopic.php?f=10&t=10472 The 43th Baden-Württemberg Derby!!!
  30. ^ “Bundesliga Teams”. Truy cập 28 tháng 9 năm 2015.[liên kết hỏng]
  31. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ 14 tháng Năm năm 2010. Truy cập 13 tháng Năm năm 2010.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]