Bước tới nội dung

Văn Lê

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Văn Lê (Nhà biên kịch))
Nghệ sĩ ưu tú
Văn Lê
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Lê Chí Thụy
Ngày sinh
(1949-03-02)2 tháng 3, 1949
Nơi sinh
Gia Viễn, Ninh Bình
Rửa tội
Mất tích
Mất
Ngày mất
6 tháng 9, 2020(2020-09-06) (71 tuổi)
Nơi mất
Thành phố Hồ Chí Minh
An nghỉ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpNhà văn; Đạo diễn; Biên kịch
Gia đình
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú
Sự nghiệp điện ảnh
Vai tròBiên kịch (1984 - 2010)
Đạo diễn (1992 - 2004)
Giai đoạn sáng tác1985 - 2010
Năm hoạt động1982 - 2010
Thể loạiPhim tài liệu
Quản lýHãng phim Giải Phóng
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam
Biên kịch xuất sắc - phim tài liệu (1985, 1993, 1996)
Đạo diễn xuất sắc - phim tài liệu (2001)

Lê Chí Thuỵ (nghệ danh: Văn Lê, sinh ngày 02 tháng 03 năm 1949, mất ngày 6 tháng 09 năm 2020), ông là nhà văn, nhà biên kịch, đạo diễn phim tài liệu, Nghệ sĩ Ưu tú có tiếng ở Việt Nam.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Chí Thuỵ sinh ngày 02 tháng 03 năm 1949 tại Gia Viễn, Ninh Bình và mất ngày 6 tháng 09 năm 2020 tại thành phố Hồ Chí Minh.[1]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông nhập ngũ vào tháng 9 năm 1966, tháng 9 năm 1967 phục vụ tại Cục Chính trị thuộc Bộ Chỉ huy Miền. Tháng 10 năm 1974, phóng viên tạp chí Văn Nghệ Quân Giải Phóng; tháng 11,1976, biên tập viên tuần báo Văn Nghệ Giải Phóng và tuần báo Văn Nghệ, Hội Nhà Văn Việt Nam. Tháng 12 năm 1977 tái ngũ, phóng viên tại chiến trường B2, Mặt trận 479 tại Campuchia.[2]

Ông hoạt động văn chương tại tạp chí Văn Nghệ Quân Giải Phóng, rồi có thời gian làm tại tuần báo Văn Nghệ thuộc Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1982, ông về công tác tại Hãng phim Giải Phóng cho tới khi nghỉ hưu.

Ông nổi tiếng khi là tác giả kịch bản phim truyện “Long Thành cầm giả ca” (Giải nhất về kịch bản của Cục Điện ảnh – Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch). Bộ phim từng được nhận Giải Nhất Cánh Diều Vàng của Hội Điện ảnh (2012)[3].

Trong sự nghiệp của mình, ông nổi bật trong mảng viết kịch bản phim và cả đạo diễn phim, được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam.

Ông cũng từng là Ủy viên Ban Chấp hành, Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ – Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh các khoá IV, V, VI[1].

Nhận xét

[sửa | sửa mã nguồn]

Thơ ca và văn chương trong tác phẩm của Văn Lê phần lớn xoay quanh thân phận con người trong chiến tranh như một cách giải tỏa ẩn ức, bức bối của chính mình. Trong đó nhiều tác phẩm văn chương của ông đã để lại những ấn tượng sâu đậm cho độc giả và gặt hái không ít giải thưởng[4].

Ông được tặng thưởng nhiều bằng khen và giải thưởng lớn của Hội đồng văn học chiến tranh cách mạng; Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng; Giải thưởng Bông Sen Vàng và Cánh Diều Vàng;...[3]

Ông cũng đạt Giải A cuộc thi thơ Tuần báo Văn nghệ (1975-1976) và Giải B thơ  tạp chí Văn nghệ quân đội 1984.

Sau đó, ông giành Giải A về thơ của Hội đồng văn học chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang năm 1994. Ông còn được tặng thưởng văn học của Bộ quốc phòng 1994- Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1999.

Đồng thời, trong lĩnh vực điện ảnh, Văn Lê nhận được các giải thưởng như 03 lần đạt giải thưởng Kịch bản phim Tài liệu xuất sắc nhất, 01 giải thưởng Đạo diễn xuất sắc nhất, 01 giải Bông Sen Vàng, 05 giải Bông Sen Bạc, 02 giải Cánh Diều Vàng. 01 giải Galaxy của truyền hình Nhật Bản và nhiều giải thưởng cao về phim tài liệu của Hội Điện ảnh Việt Nam. Ông là tác giả kịch bản phim truyện Long Thành cầm giả ca đạt Giải nhất về kịch bản của Cục Điện ảnh – Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch. Bộ phim được nhận Giải Nhất Cánh Diều Vàng của Hội Điện ảnh năm 2012[1].

Liệt kê giải thưởng[2]

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Biên kịch phim tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1985 Người công giáo huyện Thống Nhất XNPTH TPHCM
  • Má Mười Tân Trụ
  • Tìm lại nàng Sita
  • Người X'tiêng 1980
  • Thiện và ác, HPGP, 1993
  • Thời lãng quên đáng nhớ, HPGP và Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ,
    • Tập 1: Ngày ấy Trường Sơn (1994-1995)
    • Tập 2: Niềm vinh quang lặng lẽ, video (1995-1996)
  • Thành Đoàn Thời Bí Mật, HP Trẻ, 1997-98, 2 tập, video
  • Những Ngôi Chùa Cổ Việt Nam, HP Trẻ, 1997-98, 2 tập, video
  • Từ Một Bức Ảnh, HPGP, 1998, video
  • Sài Gòn Xuân 68, HPGP và Đài TH Nhật Bản NHK, 1999, video

Đạo diễn phim tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cái bến, HPGP, 1993
  • Thiện Và Ác, HPGP, 1993
  • Thời Lãng Quên Đáng Nhớ, HPGP và Bảo Tàng Phụ Nữ Nam Bộ, 1995-96, 2 tập, video
  • Thành Đoàn Thời Bí Mật, HP Trẻ, 1997-98, 2 tập, video
  • Nh���ng Ngôi Chùa Cổ Việt Nam, HP Trẻ, 1997-98, 2 tập, video
  • Từ Một Bức Ảnh, HPGP, 1998, video
  • Yến Và Người, HPGP, 1998, video
  • Sài Gòn Xuân 68, HPGP và Đài TH Nhật Bản NHK, 1999, video
  • Lớp Trẻ
  • Khan Gia-Rai, 1996, (kịch bản và đạo diễn)
  • Sợi Dây Thừng Bện Chặt, ( kịch bản và đạo diễn)
  • Di Chúc Của Những Oan Hồn, HPGP

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Báo Tiền Phong. “Nhà văn, nhà biên kịch Văn Lê - Tác giả của 'Long thành cầm giả ca' qua đời”.
  2. ^ a b “LÊ CHÍ THỤY (VĂN LÊ)”. HỘI ĐIỆN ẢNH TP.HCM. 18 tháng 5 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ a b Thành Luân (bút danh Lê Anh). “Tác giả 'Long thành cầm giả ca' qua đời”.
  4. ^ Báo Thanh Niên. “Nhà văn-đạo diễn-nhà biên kịch-NSƯT Văn Lê về cõi vĩnh hằng”.