Bước tới nội dung

Thái Hòa Công chúa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thái Hòa công chúa)
Thái Hòa công chúa
Công chúa Nhà Đường
Thông tin chung
Phu quânSùng Đức Khả hãn
Chiêu Lệ Khả hãn
Chương Tín Khả hãn
Tước hiệuĐịnh An Đại trưởng công chúa
(定安大长公主)
Thân phụĐường Hiến Tông

Thái Hòa công chúa (chữ Hán: 太和公主; không rõ năm sinh năm mất), hòa thân công chúa Nhà Đường, là Hoàng nữ của Đường Hiến Tông. Vì mục đích chính trị, bà trở thành công chúa chính quy (tức là con gái của Hoàng đế) thực hiện chính sách hòa thân, gả làm Khả đôn cho Hồi Hột.

Bà là vị Hòa thân công chúa chính quy thứ 3 và cuối cùng của Nhà Đường liên hôn với Hồi Hột.

Xuất giá Hồi Hột

[sửa | sửa mã nguồn]

Không rõ năm sinh của công chúa, hay mẹ bà là ai. Là chị gái thứ năm của Đường Mục Tông[1], tuy nhiên cũng có chỗ ghi công chúa là con gái thứ 10 của Đường Hiến Tông. Có suy đoán công chúa là con gái của Quách quý phi, hoặc ít nhất là do Quách phi nuôi dưỡng khi còn nhỏ dựa vào bức thư mà Đường Vũ Tông gửi sau này.

Năm Nguyên Hòa thứ 9 (814), dân tộc Hồi Hột thỉnh cầu hòa thân. Đường triều Lễ bộ Thượng thư Lý Giáng (李绛) tâu:"Hiện tại Giang Hoài khu, một huyện lớn một năm thu vào có 20 vạn quan tiền, đủ để chuẩn bị Công chúa xuất giá của hồi môn”[2], nhưng là Hiến Tông vẫn chưa bằng lòng gả.

Năm Trường Khánh nguyên niên (821), Hồi Hột phái sứ giả đến Đường triều xin gả công chúa hòa thân, Đường Mục Tông đồng ý. Sùng Đức Khả hãn (崇德可汗) liền phái sứ giả đến Đường triều, mang ngựa 20.000 thớt, lạc đà 1.000 thớt làm sính lễ[3]. Mục Tông đặc biệt ban phong hiệu cho công chúa là Nhân Hiếu Đoan Lệ Minh Trí Thượng Thọ Khả đôn (仁孝端丽明智上寿可敦), xuất giá lấy Hồi Hột khả hãn.

Khi công chúa xuất giá, Đường Mục Tông đích thân đưa tiễn đến Thông Hóa môn (通化门), các vương công đại thần từ trước đã đợi ở Chương Kính tự (章敬寺) để đưa tiễn công chúa, triều đình bày bố nghi vệ, cờ tiết rất trịnh trọng. Từ khi loạn An Sử xảy ra, Trường An chưa từng thấy một hôn lễ xa hoa như vậy, nên bá tánh kéo đến xem rất đông.

Thổ Phồn không muốn Đường-Hồi liên hôn, bèn suất binh ra quấy nhiễu, bị Thứ sử Diêm ChâuLý Văn Duyệt (李文悦) chặn đánh lui, Hồi Hột cũng vì bảo vệ công chúa mà suất binh vạn mã đến hộ tống đoàn xa giá của công chúa. Nhà Đường nghe tin, cũng phái 3.000 tinh binh cản trở Thổ Phồn. Khi đó, Hồi Hột phái 760 người đến Hoàng Lư tuyền (黄芦泉) để đón công chúa, còn Thứ sử Phong ChâuLý Hữu (李祐) phái 3.000 kị binh đến hộ tống công chúa ở Khanh tuyền (卿泉).

Hòa thân đội ngũ đoàn người đưa công chúa đến Hồi Hột. Khi phản hồi, đều nói: Lúc trước, công chúa cách Hồi Hột nha trướng còn có hai ngày lộ trình, Khả hãn phái mấy trăm danh kỵ binh tiến đến thỉnh cầu công chúa đi đường khác. Hộ tống công chúa xuất giá tả Kim Ngô vệ Đại tướng quân Hồ Chứng (胡证) nói: “Không thể”, Hồi Hột sứ giả nói trước kia Hàm ân công chúa xuất giá đã từng có tiền lệ này. Hồ Chứng đáp: “Đường triều Thiên tử khiển ta đưa công chúa đến gặp Khả hãn, nay không thấy Khả hãn, công chúa không thể lộ diện”, Hồi Hột sứ giả đành phải thôi[4].

Khi công chúa đến Hồi Hột nha trướng, lựa chọn ngày tốt, sắc phong công chúa làm Khả đôn dân tộc Hồi Hột. Dân tộc Hồi Hột trước đó bày biện đại dư khúc ỷ (大舆曲扆; một dạng kiệu gấp có người khiêng của dân Hồi), phía trước trưng bày ghế nhỏ, dẫn công chúa bước lên đại dư, dân tộc Hồi Hột chính họ phân biệt nâng lên, ở nha đình quẹo phải 9 vòng, công chúa hạ bước xuống rồi lên lầu, cùng Khả Hãn quay mặt hướng Đông mà ngồi. Từ đây bắt đầu, dân tộc Hồi Hột triều yết Khả hãn và Khả đôn[5].

Khoảng năm Trường Khánh thứ 4 (824), Sùng Đức Khả hãn qua đời, em trai là Chiêu Lệ Khả hãn (昭禮可汗) kế vị, Thái Hòa công chúa phải tái giá cùng Chiêu Lệ Khả hãn. Năm Thái Hòa thứ 6 (832), Chiêu Lệ Khả hãn bị ám sát, cháu là Chương Tín Khả hãn (彰信可汗) lên kế vị, công chúa lại tái giá với Chương Tín Khả hãn.

Quay về Đại Đường

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Khai Thành thứ 4 (839), Chương Tín Khả hãn bị bộ tướng Quật La Vật [zh] cùng thủ lĩnh người Sa Đà là Lý Quốc Xương đánh bại trong một cuộc bạo loạn lớn, Khả hãn phải tự sát. Người Hồi Hột phải đề cử một người trong tông thất lên thay.

Năm Khai Thành thứ 5 (840), Hiệt Kiết Tư [zh] đánh bại Hồi Hột hãn quốc. Khả hãn của Hiệt Kiết Tư là A Nhiệt (阿熱) nhập kiến Đường triều, tự xưng là hậu duệ Lý Lăng. Dân tộc Hồi Hột, một bộ phận dời lên phía Tây, bộ phận thì dời xuống phía Nam. Bộ phận Nam hạ cùng Đường triều phát sinh xung đột.

Đại tướng Lý Tư Trung (李思忠) mật tấu Đường Vũ Tông, thông báo rằng Thái Hòa công chúa bị A Nhiệt bắt giữ. Tuy nhiên, A Nhiệt đối đãi với công chúa rất kính trọng, và sai người chuẩn bị đưa công chúa phản hồi Đường triều. Trong khi đó, thủ lĩnh tàn dư Hồi Hột là Ô Giới Khả hãn (乌介可汗) phục kích đoàn hộ tống và bắt lấy Thái Hòa công chúa. Ô Giới Khả hãn bắt công chúa viết thư, yêu cầu chấp nhận Hãn hiệu của y và trao cho y Chấn Vũ quân [zh] (nay là Hohhot, Nội Mông Cổ), để y có thể tái thiết Hồi Hột. Đường Vũ Tông ra chỉ cho y trở về biên giới Nhà Đường, và lập tức thả Thái Hòa công chúa ra ngay[6].

Ô Giới Khả hãn không làm theo thỏa thuận, còn cho người cướp bóc vùng biên giới phía Bắc, lại còn sai người hạch sách mượn thành phố biên giới là Thiên Đức (nay là Bayan Nur, Nội Mông Cổ) cho hắn, Vũ Tông lập tức từ chối.

Năm Hội Xương thứ 2 (842), mùa đông, Đường Vũ Tông đích thân viết thư cho Thái Hòa công chúa, sai tể tướng Lý Đức Dụ (李德裕) để lẫn vào đám tư trang, quần áo lấy danh nghĩa Nhà Đường đưa tặng công chúa vào mùa đông. Thư viết:

"Trước đây, Hoàng triều khiển hoàng quý chúa liên hôn cùng Hồi Hột. Việc này cốt là để giữ thư hoạn cho quốc triều, và cũng vì ước tín với Hồi Hột, giữ yên biên cương ước hẹn. Nhưng nay Hồi Hột bội ước, hành động điên loạn, đoàn kị mã liên tiếp tiến về phương Nam. Hoàng cô, ngài không sợ liệt tổ liệt tông trách cứ chăng? Khi hoàng cô cứ thế để mặc bọn họ xâm phạm biên cương, không đoái hoài nghĩ đến Tổ mẫu Thái hoàng thái hậu từ ái (tức Ý An hoàng hậu)? Hoàng cô kính yêu, ngài đang là quốc mẫu của Hồi Hột, xin hãy vì giọt máu ruột rà mà can gián Khả hãn. Nếu Khả hãn kháng cự bất tuân, tức là liên hệ giữa quốc triều và hắn cũng chấm dứt. Như thế hoàng cô cũng sẽ thoát khỏi xiềng xích của hắn![7]

Năm Hội Xương thứ 3 (843), Đường quân mở chiến dịch tấn công Chấn Vũ. Đường quân dẫn bởi Tiết độ sứ Hà Đông Lưu Miện [zh] và Thứ sử Lân Châu Thạch Hùng [zh] đã tiên phong, Ô Giới Khả hãn kinh hãi, vứt bỏ quân nhu chạy trốn. Thạch Hùng nghênh giá Thái Hòa công chúa về lại Đường triều[8][9].

Năm đó, ngày 4 tháng 4, Thái Hòa công chúa về đến Trường An. Đường Vũ Tông lấy Tông chính khanh Lý Nhưng Thúc (李仍叔), Bí thư giám Lý Tiễn Phương (李践方) tế cáo Cảnh lăng (lăng của Đường Hiến Tông). Công chúa đến trước đại điện, cởi bỏ áo khoác, đến lạy tạ trước Hoàng đế vì không làm tròn bổn phận khi xưa. Vũ Tông vui mừng mời Hoàng cô đứng dậy, sai người cấp y phục trang sức và sắp xếp để công chúa ở lại hậu cung. Ngày hôm sau, công chúa hội ngộ Thái hoàng thái hậu[10].

Đường Vũ Tông sau đó cấp phong hiệu là Định An Đại trưởng công chúa (定安大長公主). Không rõ bà qua đời khi nào.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 《唐会要·卷六》太和公主。长庆元年二月封为公主。册为回纥可敦......五月。遣使请迎所许嫁公主。朝廷以封第五妹为太和公主以降......
  2. ^ 《资治通鉴》:元和九年……今江、淮大县,岁所入赋有二十万缗者,足以备降主之费。
  3. ^ 《新唐书 列传第一百四十二下》:穆宗立,回鹘又使合达干等来固求昏,许之。俄而可汗死,使者临册所嗣为登啰羽录没蜜施句主毗伽崇德可汗。可汗已立,遣伊难珠、句录、都督思结等以叶护公��来逆女,部渠二千人,纳马二万、橐它千。
  4. ^ 《旧唐书 列传第一百四十五》:长庆二年闰十月,金吾大将军胡证、副使光禄卿李宪、婚礼使卫尉卿李锐、副使宗正少卿李子鸿、判官虞部郎中张敏、太常博士殷侑送太和公主至自回纥,皆云:初,公主去回纥牙帐尚可信宿,可汗遣数百骑来请与公主先从他道去。胡证曰:"不可。"虏使曰:"前咸安公主来时,去花门数百里即先去,今何独拒我?"证曰:"我天子诏送公主以投可汗,今未见可汗,岂宜先往!"虏使乃止。
  5. ^ 《旧唐书 列传第一百四十五》:虏先设大舆曲扆,前设小座,相者引公主升舆,回纥九姓相分负其舆,随日右转于庭者九,公主乃降舆升楼,与可汗俱东向坐。自此臣下朝谒,并拜可敦。
  6. ^ Tư trị thông giám - quyển 246
  7. ^ 資治通鑑/卷246: 上遣使賜太和公主冬衣,命李德裕為書賜公主,略曰:「先朝割愛降婚,義寧家園,謂回鶻必能禦侮,安靜塞垣。今回鶻所為,甚不循理,每馬首南向,姑得不畏高祖、太宗之威靈!欲侵擾邊疆,豈不思太皇太后慈愛!為其國母,足得指揮。若回鶻不能稟命,則是棄絕姻好,今日已後,不得以姑為詞!」
  8. ^ 《资治通鉴》卷第二百四十七 会昌三年:雄乃凿城为十馀穴,引兵夜出,直攻可汗牙帐。至其帐下,虏乃觉之。可汗大惊,不知所为,弃辎重走,雄追击之。庚子,大破回鹘于杀胡山,可汗被疮,与数百骑遁去,雄迎太和公主以归。斩首万级,降其部落二万馀人。
  9. ^ 《旧唐书》列传第一百四十五:乌介诸部犹称十万众……河东刘沔率兵奄至乌介营,乌介惊走东北约四百里外……乌介部众至大中元年诣幽州降,留者漂流饿冻,众十万,所存止三千已下。
  10. ^ 《新唐书·列传第八》,定安公主,始封太和。下嫁回鹘崇德可汗。会昌三年来归,诏宗正卿李仍叔、秘书监李践方等告景陵。主次太原,诏使劳问系涂,以黠戛斯所献白貂皮、玉指环往赐。至京师,诏百官迎谒再拜。故事:邑司官承命答拜,有司议:“邑司官卑,不可当。”群臣请以主左右上媵戴鬓帛承拜,两裆持命。又诏神策军四百具卤簿,群臣班迓。主乘辂谒宪、穆二室,欷歔流涕,退诣光顺门易服、褫冠钅奠待罪,自言和亲无状。帝使中人劳慰,复冠钅奠乃入,群臣贺天子。又诣兴庆宫。明日,主谒太皇太后。进封长公主,遂废太和府。主始至,宣城以下七主不出迎,武宗怒。差夺封绢赎罪。宰相建言:“礼始中壶,行天下,王化之美也,请载于史,示后世。”诏可。