Bước tới nội dung

Ngữ hệ Ural

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ngữ hệ Ural
Phân bố
địa lý
Trung, Đông, và Nam Âu, Bắc Á
Phân loại ngôn ngữ họcMột trong những ngữ hệ chính của thế giới
Tiền ngôn ngữUral nguyên thủy
Ngữ ngành con
ISO 639-5:urj
Glottolog:ural1272[1]
{{{mapalt}}}
Bản đồ phân bố địa lý của ngữ hệ Ural

Ngữ hệ Ural là một ngữ hệ gồm khoảng 38[2] ngôn ngữ được sử dụng bởi chừng 25 triệu người, phần lớn ở miền Bắc lục địa Á-Âu. Những ngôn ngữ Ural với số người nói bản ngữ lớn nhất là tiếng Hungary, tiếng Phần, và tiếng Estonia, lần lượt là ngôn ngữ chính thức của Hungary, Phần Lan, và Estonia, và của Liên minh châu Âu. Những ngôn ngữ Ural khác với số người nói đáng kể là tiếng Erzya, tiếng Moksha, tiếng Mari, tiếng Udmurt, và tiếng Komi, đều là những ngôn ngữ được công nhận chính thức tại nhiều vùng thuộc Nga.

Tên "Ural" xuất phát từ sự thật rằng những khu vực nơi các ngôn ngữ này được sử dụng mở rộng ra từ hai mặt của dãy núi Ural.

Nhóm ngôn ngữ Phần - Ugria đôi khi được dùng như một thuật ngữ đồng nghĩa với ngữ hệ Ural, dù Phần - Ugria thường được hiểu là đã loại đi nhóm ngôn ngữ Samoyed.[3] Những học giả, như Tapani Salminen, không chấp nhận quan điểm truyền thống rằng nhánh Samoyed tách ra khỏi phần còn lại của hệ Ural thường xem Ural và Phần - Ugria là hai thuật ngữ đồng nghĩa.

Lịch sử nghiên cứu

[sửa | sửa mã nguồn]

Vấn đề Urheimat

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại vẫn chưa có sự thống nhất trong giới ngôn ngữ học về quê nhà (Urheimat) cũng như chiều sâu lịch đại của ngữ hệ Ural.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]
Phần trăm tương đối về số người nói các ngôn ngữ Ural
Hungary
  
56%
Phần Lan
  
20%
Estonia
  
4.2%
Erzya
  
2.8%
Moksha
  
2.5%
Mari
  
2%
Udmurt
  
1.9%
Komi
  
1.6%
Khác
  
8.9%

Chữ in nghiêng là những ngôn ngữ không dùng nữa hoặc tên bản địa.

Có một số bằng chứng về những ngôn ngữ đã tuyệt chủng với phân loại không chắc chắn:

Theo cơ sở Phần - Ugria, phần phía bắc của Nga thuộc châu Âu có thể từng tồn tại nhiều ngôn ngữ tuyệt chủng hơn nữa.[4]

800x800

Phân loại truyền thống

[sửa | sửa mã nguồn]

Một phân loại truyền thống của ngữ hệ Ural đã tồn tại từ cuối thế kỷ XIX, bởi Donner (1879).[5]

Vào thời của Donner, nhóm ngôn ngữ Samoyed vẫn chưa được biết đến nhiều, và ông không thể xác định vị trí của chúng. Vào đầu thế kỷ XX, khi đã có được nhiều hiểu biết hơn, người ta thống nhất rằng nhóm Samoyed khá tách biệt. Thuật ngữ "Ural" được dùng cho cả họ, "Phần - Ugria" cho những ngôn ngữ nằm ngoài Samoyed. Phần - Ugria và Samoyed được ISO 639-5 liệt kê như những nhánh chính của Ural.

Nguồn Phần - Ugria Yugra Ob-Yugra Phần - Perm Phần - Volga Volga Phần - Sami
Szinnyei (1910)[6]
T. I. Itkonen (1921)[7]
Setälä (1926)[8]
Hajdú (1962)[9][10] 1 1
Collinder (1965)[11]
E. Itkonen (1966)[12]
Austerlitz (1968)[13] 2 2
Voegelin & Voegelin (1977)[14]
Kulonen (2002)[15]
Lehtinen (2007)[16]
Janhunen (2009)[17]
  1. Hajdú mô tả nhóm Yugra và Volga như những đơn vị thuộc khu vực.
  2. Austerlitz chấp nhận những nhóm Phần - Ugria và Phần - Perm nông hơn truyền thống, loại bỏ Sami.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Uralic”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Language family tree of Uralic on Ethnologue
  3. ^ Tommola, Hannu (2010). “Finnish among the Finno-Ugrian languages”. Mood in the Languages of Europe. John Benjamins Publishing Company. tr. 155. ISBN 90-272-0587-6.
  4. ^ Helimski, Eugene (2006). “The «Northwestern» group of Finno-Ugric languages and its heritage in the place names and substratum vocabulary of the Russian North”. Trong Nuorluoto, Juhani (biên tập). The Slavicization of the Russian North (Slavica Helsingiensia 27) (PDF). Helsinki: Department of Slavonic and Baltic Languages and Literatures. tr. 109–127. ISBN 978-952-10-2852-6.
  5. ^ Donner, Otto (1879). Die gegenseitige Verwandtschaft der Finnisch-ugrischen sprachen. Helsinki.
  6. ^ Szinnyei, Josef (1910). Finnisch-ugrische Sprachwissenschaft. Leipzig: G. J. Göschen'sche Verlagshandlung. tr. 9–21.
  7. ^ Itkonen, T. I. (1921). Suomensukuiset kansat. Helsinki: Tietosanakirjaosakeyhtiö. tr. 7–12.
  8. ^ Setälä, E. N. (1926). “Kielisukulaisuus ja rotu”. Suomen suku. Helsinki: Otava.
  9. ^ Hájdu, Péter (1962). Finnugor népek és nyelvek. Budapest.
  10. ^ Hajdu, Peter (1975). Finno-Ugric Languages and Peoples. Translated by G. F. Cushing. London: André Deutch Ltd.. English translation of Hajdú (1962).
  11. ^ Collinder, Björn (1965). An Introduction to the Uralic languages. Berkeley / Los Angeles: University of California Press. tr. 8–27.
  12. ^ Itkonen, Erkki (1966). Suomalais-ugrilaisen kielen- ja historiantutkimuksen alalta. Tietolipas. 20. Suomalaisen kirjallisuuden seura. tr. 5–8.
  13. ^ Austerlitz, Robert (1968). “L'ouralien”. Trong Martinet, André (biên tập). Le langage.
  14. ^ Voegelin, C. F.; Voegelin, F. M. (1977). Classification and Index of the World's Languages. New York/Oxford/Amsterdam: Elsevier. tr. 341–343.
  15. ^ Kulonen, Ulla-Maija (2002). “Kielitiede ja suomen väestön juuret”. Trong Grünthal, Riho (biên tập). Ennen, muinoin. Miten menneisyyttämme tutkitaan. Tietolipas. 180. Suomalaisen Kirjallisuuden Seura. tr. 104–108. ISBN 951-746-332-4.
  16. ^ Lehtinen, Tapani (2007). Kielen vuosituhannet. Tietolipas. 215. Suomalaisen Kirjallisuuden Seura. ISBN 978-951-746-896-1.
  17. ^ Janhunen, Juha (2009). “Proto-Uralic – what, where and when?” (pdf). Suomalais-Ugrilaisen Seuran toimituksia. 258. ISBN 978-952-5667-11-0. ISSN 0355-0230.