Bước tới nội dung

Đường kiểm soát Ấn Độ - Pakistan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Line of Control)

Đường kiểm soát Ấn Độ - Pakistan (Anh văn: Line of Control, viết tắt: LoC) chỉ ranh giới phân chia Ấn ĐộPakistan hiện nay ở khu vực khống chế thực tế Kashmir. Lúc đầu nó được gọi là đường ngừng bắn, sau khi Hiệp định Simla được kí kết vào ngày 03 tháng 07 năm 1972, nó được đặt lại tên là đường kiểm soát Ấn Độ - Pakistan. Một phần của thổ bang lúc ban đầu mà đặt dưới sự kiểm soát của Ấn Độ được gọi là Jammu và Kashmir. Phần do Pakistan kiểm soát được chia thành Azad KashmirGilgit-Baltistan. Điểm cực Bắc của đường kiểm soát Ấn Độ - Pakistan được gọi là NJ9842.

Một đường ngừng bắn khác ngăn cách bang Jammu và Kashmir do Ấn Độ kiểm soát cho đến khu vực do Trung Quốc kiểm soát được gọi là Aksai Chin. Nằm xa hơn về phía đông, nó được gọi là đường kiểm soát Ấn Độ - Trung Quốc.

Nguyên Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Bill Clinton đã đề cập cụ thể đến tiểu lục địa Ấn Độ và đường kiểm soát Kashmir, là một trong những nơi nguy hiểm nhất trên thế giới.[1][2]

Màu lục là khu Pakistan chiếm cứ, màu cam là khu Ấn Độ chiếm cứ.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1947, Chính phủ Anh Quốc đề xuất phương án Mountbatten rồi quyết định chia và trị Ấn Độ, thành lập hai nhà nước độc lập Ấn ĐộPakistan, và quy định các thổ bang Ấn Độ lúc đó tất cả có thể tự do quyết định gia nhập Ấn Độ hoặc Pakistan.

Tình huống Kashmir lúc đó tương đối là đặc thù, một mặt chủ thổ bang của nó là tín đồ Ấn Độ giáo, và đến ngày 27 tháng 10 năm 1947 tuyên bố gia nhập Ấn Độ; một mặt đại bộ phận dân số của nó là người Hồi giáo, hi vọng gia nhập Pakistan, do vậy hai nước Ấn ĐộPakistan cùng tuyên bố có hưởng chủ quyền với Kashmir.

Năm 1948, hai nước Ấn Độ và Pakistan bùng phát xung đột ở Kashmir, sau đàm phán ngừng bắn, quân đội hai nước cùng rút về cho đến đằng sau đường ngừng bắn. Đường ngừng bắn đó liền trở nên là ranh giới phân chia hai nước ở khu vực khống chế thực tế Kashmir, gọi là đường kiểm soát Ấn Độ - Pakistan.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Analysis: The world's most dangerous place?”. http://news.bbc.co.uk. BBC News. Xuất bản ngày 23 tháng 03 năm 2000. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  2. ^ “Most dangerous place”. http://www.thehindu.com. The Hindu. Xuất bản ngày 11 tháng 03 năm 2000. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)