Bước tới nội dung

Hạ kali máu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Chứng giảm kali huyết)
Hạ kali máu
Điện tâm đồ của bệnh nhân hạ kali máu. ST chênh xuống, sóng T dẹt (có khía), sóng U khổng lồ, và khoảng PR kéo dài.
Chuyên khoaHồi sức cấp cứu
ICD-10E87.6
ICD-9-CM276.8
DiseasesDB6445
MedlinePlus000479
eMedicinearticle/242008 emerg/273
Patient UKHạ kali máu
MeSHD007008

Hạ kali máu (Hypokalemia hoặc hypokalaemia) là tình trạng cơ thể không giữ được lượng kali đủ để duy trì hoạt động bình thường, và có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạ kali có thể không có triệu chứng, nhưng hạ kali nặng có thể gây:

Biểu hiện trên điện tâm đồ:

  • Sóng T dẹt (có khía)
  • Xuất hiện sóng U đi theo sau sóng T. Hạ kali máu nặng sóng U khổng lồ có thể nhầm lẫn với sóng T, từ đó có thể biểu hiện như QT dài vì thực ra là QU. Sóng U có nền rộng, phân biệt với sóng T trong tăng kali máu có nền hẹp, đỉnh cao và nhọn, khoảng QT bình thường hoặc ngắn.
  • ST chênh xuống
  • Rối loạn nhịp thất (như ngoại tâm thu thất, torsade de pointes, rung thất)
  • Rối loạn nhịp nhĩ (như ngoại tâm thu nhĩ, rung nhĩ)

Hạ kali máu có thể tạo nguy cơ nhiễm độc digitalis ở bệnh nhân đang dùng digoxin.

Nguyên nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạ kali máu.

Sinh lý bệnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Kali cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm hoạt động thần kinh. Kali là cation nội bào chính, với nồng độ khoảng 145 mEq/l, trong khi nồng độ ở dịch ngoại bào, trong đó có máu, là 4 mEq/l. Hơn 98% lượng kali trong cơ thể nằm trong tế bào; việc đo lường kali từ mẫu máu tương đối không nhạy: dao động nhỏ trong máu tương ứng với thay đổi rất lớn trong tổng dự trữ kali của cơ thể.

Chênh lệch thẩm thấu giữa khoảng nội bào và ngoại bào của kali cần thiết cho chức năng thần kinh; cụ thể là kali cần cho tái phân cực màng tế bào đến trạng thái nghỉ sau khi trải qua một điện thế hoạt động. Giảm lượng kali ngoại bào dẫn đến tăng phân cực điện thế màng ở trạng thái nghỉ, từ đó kích thích cần phải lớn hơn bình thường để có thể gây khử cực màng nhằm khởi đầu một điện thế hoạt động.

Kali cũng thiết yếu cho chức năng bình thường của cơ, cả cơ chủ ý (ví dụ cánh tay, bàn tay...) và cơ không chủ ý (ví dụ tim, ruột...). Bất thường nghiêm trọng về nồng độ kali có thể huỷ hoại chức năng tim một cách trầm trọng, thậm chí dẫn đến ngưng timtử vong.

Nồng độ kali trong máu người bình thường là từ 3,5 đến 5,0 mEq/l.

Điều trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Bước quan trọng trong điều trị hạ kali nặng là loại bỏ nguyên nhân, như điều trị tiêu chảy hoặc ngưng dùng thuốc gây hạ kali.

Hạ kali nhẹ (>3,0 mmol/l) có thể được điều trị bằng cách bổ sung kali chloride theo đường uống (Sando-K®, Slow-K®). Vì đây thường là một phần của chế độ dinh dưỡng kém, các thực phẩm chứa kali có thể được khuyến cáo, như cà chua, cam (trái cây) hay chuối. Bổ sung kali bằng chế độ ăn và thuốc được dùng ở bệnh nhân điều trị với thuốc lợi tiểu.

Hạ kali nặng (<3,0 mmol/l) có thể cần bổ sung kali đường tĩnh mạch. Thông thường 20-40 mmol KCl/l saline được dùng. Truyền tĩnh mạch kali ở tốc độ cao có thể dẫn đến nhịp nhanh thất và cần theo dõi chặt chẽ và liên tục. Đo nồng độ kali mỗi 1-3 giờ.

Trường hợp hạ kali khó hoặc kháng trị có thể cải thiện với amiloride, một thuốc lợi tiểu giữ kali, hoặc spironolactone. Cần kiểm tra các bất thường chuyển hoá cùng tồn tại (như hạ magnesi máu).

Ở bệnh nhân hạ kali máu và nhiễm ketoacid đái tháo đường, một phần kali huyết thanh nên được bù bằng với kali phosphat.

Nếu kali được thay thế quá nhanh, nồng độ kali huyết thanh tăng cao có thể gây triệu chứng tăng kali máu; tuy nhiên tổng lượng kali cơ thể vẫn có thể dưới mức bình thường.

Hạ kali ở thú nuôi

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạ kali có thể gặp ở mèo tuổi cao, nhưng mèo con Miến Điện có khuynh hướng về di truyền bị hạ kali máu nếu cả bố mẹ có gen khiếm khuyết. Các triệu chứng gồm lảo đảo, không giữ được đầu thẳng đứng mà bị gục xuống một cách đáng lo sợ, và mèo vẫn ăn ngon miệng nhưng không tăng cân. Điều trị bằng cách thêm viên kali nghiền vào thức ăn.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]