Bước tới nội dung

Cá mú

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Cá song)
Cá mú
Một con cá mú
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Serranidae
Phân họ (subfamilia)Epinephelinae
Chi

Cá mú, hay còn gọi là cá song, là tên gọi chỉ chung về các loài của bất kỳ một số các chi cá của phân họ Epinephelinae thuộc họ Cá mú (Serranidae), trong Bộ Cá vược (Perciformes).

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy nhiên không phải tất cả các loài cá trong họ Cá mú đều được gọi là cá mú vì họ này cũng bao gồm các loại cá vược biển. Tên cá mú nói chung thường được đặt cho những loài cá theo một trong hai chi lớn là EpinephelusMycteroperca. Ngoài ra, các loài được phân loại trong các chi nhỏ hơn là Anyperodon, Cromileptes, Dermatolepis, Gracila, Saloptia, và Triso cũng còn được gọi là cá mú. Các loài cá trong chi Plectropomus được gọi là cá mú bờ biển (Plectropomus). Các chi đều được xếp vào phân họ Epiphelinae.

Tuy nhiên, một số loài trong chi Alphestes, Cephalopholis, Variola và một số chi nhỏ khác như Gonioplectrus, Niphon, Paranthias cũng nằm trong phân họ này, và các loài thường xuyên khác trong chi cá mú khác cũng có tên thông thường liên quan đến từ "cá mú" (Grouper). Tuy nhiên, từ "cá mú" ngày này của riêng nó thường được dùng dường như có nghĩa là thuộc về phân họ Epinephelinae. Những con cá mú trưởng thành có thể dài tới 2,5 m và nặng hơn 300 kg.[1]

Giao tiếp

[sửa | sửa mã nguồn]

Cá mú và cá hồi san hô (cá mú chấm) có thể đồng hành với những loài dưới biển khác để săn mồi. Cá mú thường đi cùng với lươn biển moray và cá bàng chài Napoleon, các loài cá này có thể ám chỉ vị trí con mồi bằng cách dùng đầu hướng về đó, giúp bạn đồng hành của chúng phát hiện con mồi. Khi một con cá chạy trốn khỏi nhóm săn mồi, cá mú di chuyển đến nơi mà mục tiêu đang ẩn nấp. Chúng sẽ xoay thân cho đầu hạ thấp xuống, sau đó lắc đầu tới-lui hướng về phía con mồi để ra hiệu cho đồng bọn.

Cá mú đồng hành với lươn và cá wrasse Napoleon và sử dụng khả năng bơi nhanh để bắt mồi. Lươn mora khổng lồ, loài có thể trườn vào những hốc nhỏ, kết hợp với cá wrasse, loài có hàm khỏe nên có thể nghiền nát san hô để con mồi lộ ra. Điều này góp phần cho thấy, ngôn ngữ cử chỉ có thể tồn tại ở các loài khác chứ không giới hạn ở động vật linh trưởng hay quạ.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Erisman, B. E., M. T. Craig and P. A. Hastings. 2009. A phylogenetic test of the size-advantage model: Evolutionary changes in mating behavior influence the loss of sex change in a fish lineage. American Naturalist 174:83-99.
  • DeMartini, E. E., A. R. Everson and R. S. Nichols. 2011. Estimates of body sizes at maturation and at sex change, and the spawning seasonality and sex ratio of the endemic Hawaiian grouper (Hyporthodus quernus, f. Epinephelidae). Fishery Bulletin 109:123-134.
  • Sadovy, Y. and P. L. Colin. 1995. Sexual development and sexuality in the nassau grouper. Journal of Fish Biology 46:961-976.
  • Allsop, D. J. and S. A. West. 2003. Constant relative age and size at sex change for sequentially hermaphroditic fish. Journal of Evolutionary Biology 16:921-929.
  • Munoz, R. C. and R. R. Warner. 2003. A new version of the size-advantage hypothesis for sex change: Incorporating sperm competition and size-fecundity skew. American Naturalist 161:749-761.
  • Kuwamura, T. 2004. Sex change in fishes: Its process and evolutionary mechanism. Zoological Science 21:1248-1248.
  • Erisman, B. E., J. A. Rosales-Casian and P. A. Hastings. 2008. Evidence of gonochorism in a grouper, Mycteroperca rosacea, from the Gulf of California, Mexico. Environmental Biology of Fishes 82:23-33.
  • Molloy, P. P., N. B. Goodwin, I. M. Cote, J. D. Reynolds and M. J. G. Gage. 2007. Sperm competition and sex change: A comparative analysis across fishes. Evolution 61:640-652.
  • Cribb, T. H., Bray, R. A., Wright, T. & Pichelin, S. 2002: The trematodes of groupers (Serranidae: Epinephelinae): knowledge, nature and evolution. Parasitology, 124, S23-S42.
  • Justine, J.-L., Beveridge, I., Boxshall, G. A., Bray, R. A., Moravec, F., Trilles, J.-P. & Whittington, I. D. 2010: An annotated list of parasites (Isopoda, Copepoda, Monogenea, Digenea, Cestoda and Nematoda) collected in groupers (Serranidae, Epinephelinae) in New Caledonia emphasizes parasite biodiversity in coral reef fish. Folia Parasitologica, 57, 237-262

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]