Cryptocat
Cryptocat khi kết nối tới phòng chat | |
Phát triển bởi | Nadim Kobeissi |
---|---|
Phát hành lần đầu | 19 tháng 5 năm 2011 |
Phiên bản ổn định | 2.1.5
/ 14 tháng 6 năm 2013 |
Kho mã nguồn | |
Viết bằng | JavaScript |
Hệ điều hành | Đa hệ, chạy trong trình duyệt |
Thể loại | Giao tiếp mã hóa |
Giấy phép | Affero General Public License[1] |
Website | https://crypto.cat/ |
Cryptocat là ứng dụng web mã nguồn mở có mục đích để tạo ra một nền tảng chat bảo mật, mã hóa cho người dùng.[2][3].Cryptocat thực hiện mã hóa các tin nhắn chat phía người dùng và gửi chúng tới những server được tin tưởng. Cryptocat được phát hành dưới dạng một plug-in trình duyệt, hỗ trợ Google Chrome[4], Mozilla Firefox[5] và Apple Safari[6]
Mục tiêu của Cryptocat là để cung cấp một dịch vụ liên lạc mã hóa có tính riêng tư hơn các dịch vụ khác như Google Talk hay Yahoo Messenger, trong khi giữ lại tính thân thiện với người dùng hơn các dịch vụ chat mã hóa khác[7][8] và còn cho phép việc có nhiều người trong một phòng chat[9].
Cách thức làm việc
[sửa | sửa mã nguồn]Cryptocat sử dụng phương thức Off-the-Record Messaging (OTR) để mã hóa. Để tăng tính tính bảo mật Cryptocat tự động tạo ra cặp khóa mới cho mỗi đoạn chat.[10] Cryptocat cũng có thể kết hợp với Tor để ẩn danh máy khách khi kết nối với máy chủ. Dự án cũng có kế hoạch để tạo ra một phiên bản máy chủ cho Raspberry Pi.[11][12]
Các nghi ngờ về bảo mật
[sửa | sửa mã nguồn]Các phiên bản trước của Cryptocat bị nghi ngờ về mặt an toàn vì không sử dụng đúng nguồn entropy.[13] Tuy nhiên, các phiên bản sau đã an toàn hơn khi sử dụng bộ tạo ngẫu nhiên trong trình duyệt[14].
Người phát minh ra Cryptocat Nadim Kobeissi đã bị Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ chặn lại và thẩm vấn vào tháng 6 năm 2012 tại biên giới Hoa Kỳ vì khả năng chống lại sự kiểm duyệt của Cryptocat. Anh tweet về vấn đề này sau đó, tạo ra sự gia tăng đột biến về só lượng người sử dụng Cryptocat.[15][16]
Trong năm 2013, mạng Cryptocat đã được chuyến về Bahnhof, một công ty host được biết đến về việc hoạt động trong một hầm tránh bom nguyên tử được xây dựng trong thời kì Chiến tranh Lạnh.[17]
Tháng 2 năm 2013, Cryptocat đã được Veracode kiếm tra và chứng nhận không có bất kì lỗ hổng nào với số điểm tuyệt đối [18]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Tập tin chứa bản quyền
- ^ Dachis, Adam (ngày 9 tháng 8 năm 2011). “Cryptocat Creates an Encrypted, Disposable Chatroom on Any Computer with a Web Browser”. Lifehacker. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2012.
- ^ Giovannetti, Justin (ngày 4 tháng 2 năm 2012). “Encrypted messages: chatting safely with Cryptocat”. OpenFile. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2012.
- ^ “Cryptocat ở kho ứng dụng Chrome”. Kho ứng dụng Chrome. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2012.
- ^ “Cryptocat:: Tiện ích (Addon) Firefox”. Kho addons Mozilla. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2013.
- ^ “Cryptocat repository”. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2013.
- ^ Greenberg, Andy (ngày 27 tháng 5 năm 2011). “Crypto.cat Aims To Offer Super-Simple Encrypted Messaging”. Forbes. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2012.
- ^ Curtis, Christopher (ngày 17 tháng 2 năm 2012). “Free encryption software Cryptocat protects right to privacy: inventor”. Montréal Gazette. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2012.
- ^ Jim Dwyer (ngày 17 tháng 4 năm 2012). “Nadim Kobeissi, Creator of a Secure Chat Program, Has Freedom in Mind”. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2013.
- ^ "Cryptocat Protocol Specification Lưu trữ 2012-11-10 tại Wayback Machine"
- ^ Knowles, Jamillah (ngày 3 tháng 3 năm 2012). “Raspberry Pi network plan for online free-speech role”. BBC News. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2012.
- ^ Kirk, Jeremy (ngày 14 tháng 3 năm 2012). “Cryptocat Aims for Easy-to-use Encrypted IM Chat”. PCWorld. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2013. Đã định rõ hơn một tham số trong
|accessdate=
và|access-date=
(trợ giúp) - ^ "JavaScript crypto in the browser is pointless and insecure"
- ^ "Mozilla Developer Network - window.crypto.getRandomValues"
- ^ Jon Matonis (ngày 18 tháng 4 năm 2012). “Detaining Developer At US Border Increases Cryptocat Popularity”. Forbes. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2012.
- ^ “Developer's detention spikes interest in Montreal's Cryptocat”. Itbusiness.ca. ngày 8 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2012.
- ^ Nadim Kobeissi. “Cryptocat Network Now in Swedish Nuclear Bunker”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2013.
- ^ Cryptocat (ngày 12 tháng 2 năm 2013). “Cryptocat Passes Security Audit With Flying Colors”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2013.