Bước tới nội dung

Burianosaurus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Burianosaurus
Khoảng thời gian tồn tại: Tầng Cenoman, kỉ Creta muộn
Mẫu định danh (xương đùi)
Phân loại khoa học e
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
nhánh: Dinosauria
Bộ: Ornithischia
nhánh: Neornithischia
Phân bộ: Ornithopoda
Chi: Burianosaurus
Madzia và cộng sự, 2017
Loài điển hình
Burianosaurus augustai
Madzia và cộng sự, 2017

Burianosaurus là một chi của phân bộ khủng long chân chim sống tại nơi bây giờ là Cộng hòa Séc. Hóa thạch của chi này đã được tìm thấy vào năm 2003 gần thành phố Kutná Hora. Chúng là chi khủng long đầu tiên có tên hợp lệ tại quốc gia này. Vào năm 2017, một loài của chi này được đặt tên là Burianosaurus augustai. Tên chi vinh danh nhà cổ sinh vật học người Séc là Zdeněk Burian, còn tên loài thì tôn vinh nhà nghiên cứu sinh vật học người Séc là Josef Augusta. Mẫu định danh của loài này là một xương đùi được phát hiện vào năm 2003, được cho rằng thuộc nhánh Iguannodontia vào năm 2005.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]
Xương đùi trưng bày tại Praha

Khi hóa thạch được mô tả lần đầu tiên vào năm 2005, nó được đánh giá là rất giống về mặt hình thái với các chi ở kỉ Creta sớm của họ Iguanodontidae, trái ngược với các loài sau này như Rhabdodon. Năm 2017, Madzia và cộng sự đặt tên chi, họ đã nghiên cứu phát sinh chủng loại học để kiểm tra các mối quan hệ của các đơn vị phân loại. Biểu đồ phân nhánh:

Ornithopoda

Trưng bày

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai mô hình kích thước thật của loài Burianosaurus augustai đã được trưng bày tại Prague DinoPark vào ngày 20 tháng 6 năm 2018.[1]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Burianosaurus đã có một mô hình riêng”. OSEL.CZ. 25 tháng 6 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2020. |tên= thiếu |tên= (trợ giúp)

Biểu đồ phân nhánh

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Rozadilla, Sebastián; Agnolin, Federico L.; Novas, Novas; Rolando, Alexis M.Aranciaga; Motta, Matías J.; Lirio, Juan M.; Isasi, Marcelo P. (2016). “A new ornithopod (Dinosauria, Ornithischia) from the Upper Cretaceous of Antarctica and its palaeobiogeographical implications”. Cretaceous Research. 57: 311–324. doi:10.1016/j.cretres.2015.09.009.
  2. ^ a b Herne, Matthew C.; Nair, Jay P.; Evans, Alistair R.; Trait, Alan M. (2019). “New small-bodied ornithopods (Dinosauria, Neornithischia) from the Early Cretaceous Wonthaggi Formation (Strzelecki Group) of the Australian-Antarctic rift system, with revision of Qantassaurus intrepidus Rich and Vickers-Rich, 1999”. Journal of Paleontology. doi:10.1017/jpa.2018.95.
  3. ^ a b Boyd xem Leaellynasaura là một trong những nhánh cơ bản của Neornithischia (Boyd 2015) trong khi Herne xếp nó vào nhánh Elasmaria (Herne 2019)
  4. ^ a b c d e f Madzia, Daniel; Boyd, Clint A.; Mazuch, Martin (2017). “A basal ornithopod dinosaur from the Cenomanian of the Czech Republic”. Journal of Systematic Palaeontology 16 (11): 967–979. doi:10.1080/14772019.2017.1371258