Bước tới nội dung

Trò chơi Cuộc sống của Conway

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do 1.54.172.162 (thảo luận) sửa đổi vào lúc 08:25, ngày 14 tháng 9 năm 2024 (Đã lùi lại sửa đổi 71752938 của 14.240.21.143 (thảo luận)). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Game of life hay còn gọi là Life (Cuộc sống) là bài toán thuộc lĩnh vực cellular automaton được đưa ra bởi John Horton Conway vào năm 1970.

Đây là một trò chơi mà không có người chơi. Sự tiến hóa của trò chơi được xác định bởi trạng thái ban đầu, và không cần thêm đầu vào nữa.

Luật chơi

[sửa | sửa mã nguồn]

Là mạng lưới các ô (tế bào) tạo nên một không gian hai chiều không giới hạn. Trạng thái của ô: sống hoặc chết. Mỗi tế bào sẽ tương tác với tám hàng xóm (tế bào liền kề).

Trạng thái tiếp theo của ô được quyết định theo quy tắc:

1. Ô đang sống mà có ít hơn hai hàng xóm đang sống sẽ chết (quá ít dân)
2. Ô đang sống mà có nhiều hơn 3 hàng xóm đang sống sẽ chết (quá đông dân)
3. Ô đang sống mà có 2 hoặc 3 hàng xóm đang sống sẽ tiếp tục sống (tồn tại)
4. Ô chết mà có đúng 3 hàng xóm đang sống sẽ chuyển thành ô sống (sinh sản)

Mẫu ban đầu là mầm của hệ thống. Thế hệ đầu tiên được tạo ra bằng cách áo dụng luật trên cho tất cả mọi tế bào trong hạt giống. Sự sống và chết có thể xảy ra đồng thời, và mỗi một thế hệ mới được tạo ra là một hàm thuần túy của thế hệ trước đó.

Nguyên mẫu

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối năm 1940, John von Neumann định nghĩa Life như một tạo phẩm có thể tự tái sản xuất và tương tự với một máy Turing.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]