Bước tới nội dung

Nguyễn Lân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Qweqwe (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 17:43, ngày 2 tháng 8 năm 2010. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Tập tin:098-Lan-to.jpg
Cố Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân

Nguyễn Lân (1906-2003) là Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, nhà biên soạn từ điển, Học giả nổi tiếng của Việt Nam. Ông đã công hiến trọn đời mình cho nền giáo dục Việt Nam và là người có công trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lí học, giáo dục học của hệ thống các trường Sư phạm ở Việt Nam.

Tiểu sử và quá trình công tác

Giáo sư Nguyễn Lân sinh năm 1906 trong một gia đình nhà nông nghèo, hiếu học ở làng Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Trong ông luôn có một nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn mãnh liệt[1].

  • Năm 1927: Ông thi đỗ Thủ khoa vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương.
  • Năm 1932: Ông dạy tại Trường Hồng Bàng, sau đó làm giám học và dạy 2 môn văn, sử tại Trường Thăng Long. Tại Trường Tư thục Thăng Long, cùng với các nhà giáo giỏi như Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Tôn Thất Bình... ông đã đào tạo ra những tú tài xuất sắc cho Việt Nam.
  • Từ năm 1935 đến năm 1945: ông sinh sống tại Huế.
  • Năm 1945: Ông được Chính phủ Trần Trọng Kim mời làm Đốc lý ở Huế, ông đã chấp thuận với 2 yêu cầu:[2]1. tuy làm đốc lý nhưng vẫn ăn lương nhà giáo và có giờ dạy học, 2. không giao thiệp với người Nhật đang có mặt ở Huế lúc ấy. Thời gian này ông đã mở một lớp sư phạm, đồng thời tiến hành một số hoạt động hướng về cách mạng Việt Nam, ông đã mời các nhân sĩ ở Huế đến họp để đổi tên các đường phố từ tên tiếng Pháp sang tên tiếng Việt.
  • Năm 1946: Ông trở ra Hà Nội và dạy học tại Trường Chu Văn An. Được một thời gian, kháng chiến bùng nổ, Ông đưa vợ con lên vùng Việt Bắc và được cử làm Giám đốc giáo dục Liên khu 10 gồm 6 tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên (nay là Vĩnh Phúc), Tuyên Quang, Lào CaiHà Giang.
  • Năm 1951: Ông được cử đi học ở khu học xã Trung Quốc tại tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.
  • Năm 1956: Ông về dạy tại khoa tâm lý giáo dục của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ông cùng với các nhà giáo nổi tiếng và xuất sắc khác như: Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Ngụy Như Kon Tum, Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Khánh Toàn... là lớp người đầu tiên được nhà nước Việt Nam phong Học hàm Giáo sư.
  • Năm 1971: Ông về nghỉ hưu ở tuổi 67. Từ đó cho đến khi qua đời, ông đã dành trọn thời gian cho việc biên soạn từ điển và nghiên cứu nhằm gìn giữ, phát triển tiếng Việt. Các cuốn từ điển nổi tiếng do ông biên soạn như: Từ điển Việt - Pháp (1989), từ điển Hán - Việt, từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp – Việt (1993), từ điển từ và ngữ Việt Nam (2000)...
  • Năm 1988: Ông được được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân.
  • Năm 2001: Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng nhà nước về khoa học và công nghệ cho "Cụm công trình về giáo dục học từ điển tiếng Việt".
  • Ngày 7 tháng 8 năm 2003: Ông qua đời ở tuổi 97.

Những đóng góp cho nền giáo dục Việt Nam

Giáo sư Nguyễn Lân đã cống hiến trọn tâm và lực suốt đời mình cho nền giáo dục Việt Nam. Khi đất nước còn bị thực dân Pháp cai trị, ông đã giáo dục, dạy dỗ và truyền tinh thần yêu nước vào một bộ phận tầng lớp tiểu tư sản để rồi sau đó họ là những người phục vụ đất nước, cách mạng Việt Nam. Khi giữ chức vụ giám đốc giáo dục liên khu 10, Ông đã bổ dụng các trưởng ty giáo dục (nay là giám đốc các Sở Giáo dục và đào tạo) và cùng họ lo toan để đưa nền giáo dục dần vào nề nếp. Ông tích cực tham gia các hoạt động kháng chiến như tăng gia sản xuất, lấy tiền giúp quỹ thương binh, dạy các lớp bình dân học vụ, thăm hỏi bộ đội. Bên cạnh đó ông còn biên soạn tài liệu để in thành sách giáo khoa văn, sử đầu tiên của nhà nước Việt Nam độc lập. Khi giảng dạy ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ông đã đào tạo được một đội ngũ giáo viên tâm lý – giáo dục giỏi cho các viện và các trường đại học, phổ thông mới thành lập. Cũng trong thời kỳ này, ông đã biên soạn nhiều cuốn giáo trình về khoa học giáo dục có giá trị như: Ngữ pháp Việt Nam (1956), Lịch sử giáo dục thế giới (1958), Người thầy giáo XHCN (1960), Giảng dạy trên lớp (1961). Đến khi nghỉ hưu, ông cũng dành trọn thời gian cho việc lưu trữ tiếng Việt thông qua các cuốn từ điển.

Gia đình

Ông có 8 người con, tất cả đều là giảng viên của các trường đại học lớn và đều là những nhà khoa học xuất sắc, nổi tiếng của Việt Nam.


Cách đặt tên trong Gia đình Nguyễn Lân

(Quy định chỉ áp dụng cho Đinh - Trai; không áp dụng cho Gái)

  • Thế hệ thứ Nhất - Tên đầy đủ gồm Hai từ (Nguyễn Lân):
Nguyễn Lân
  • Thế hệ thứ Hai trở về sau - Tên đầy đủ gồm Ba từ, Hai từ đầu là Nguyễn Lân:
Nguyễn Lân Dũng

Chú thích

  1. ^ [1] GS. nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân, sắp tròn một thế kỷ số vì sự nghiệp giáo dục
  2. ^ [2] Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân, sắp tròn một thế kỷ số vì sự nghiệp giáo dục

Liên kết ngoài