Bước tới nội dung

ABU Robocon

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Hoangtrong2305 (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 08:26, ngày 27 tháng 8 năm 2017 (Các kì Robocon). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Robocon, viết ghép của tiếng Anh RobotContest (tạm dịch: "Cuộc thi sáng tạo Robot châu Á-Thái Bình Dương"), là cuộc thi chế tạo robot dành cho sinh viên các trường đại học, học viện và cao đẳng khối kĩ thuật của các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương do Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á -Thái Bình Dương (Asia-Pacific Broadcasting Union, viết tắt là ABU) tổ chức mỗi năm 1 lần.

Thông tin chung

Robocon là cuộc thi được khởi xướng tại Nhật Bản. Từ năm 2002, nó trở thành cuộc thi thường niên do Hiệp hội Phát thanh và Truyền hình châu Á Thái Bình Dương (Asia-Pacific Broadcasting Union) tổ chức tại các nước có thành viên mang tên ABU Robocon để cổ vũ cho phong trào sáng tạo robot của thanh niên trong khu vực. Thành viên tại mỗi nước được cử một đội là sinh viên của một trường đại học, học viện hay cao đẳng tham dự (ngoại trừ nước đăng cai tổ chức được cử hai đội). Trong đa số trường hợp, đội tham dự ABU Robocon được tuyển ra từ vòng thi trong nước do đài truyền hình thành viên tổ chức với cùng chủ đề.

Tổ chức

Vòng chung kết

Các bước tổ chức một cuộc thi ABU Robocon:

  • Nước chủ nhà công bố chủ đề cuộc thi năm nay tới các nước tham dự thông qua ABU.
  • Các trường đại học, học viện lập kế hoạch thiết kế, chế tạo robot của mình để thi theo chủ đề đó.
  • Các đài truyền hình của các nước tổ chức cuộc thi trong nước để lựa chọn đội đại diện duy nhất và ghi hình quá trình chế tạo robot của đội đại diện cho nước mình gửi đến ban tổ chức cuộc thi năm đó.
  • Đội đại diện tham gia cuộc thi. Băng ghi hình cuộc thi và các băng ghi hình quá trình chế tạo robot của các đội tham dự sẽ được ban tổ chức gửi đến các đài truyền hình để phát sóng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Vòng loại khu vực Việt Nam

  • Riêng năm 2002 không có vòng loại khu vực vùng, cả 17 đội vào vòng chung kết. Từ năm 2003, 3 khu vực Bắc, Trung, Nam tổ chức vòng loại khu vực vùng. 32 đội đứng đầu từ 3 khu vực tham gia vòng chung kết ở Việt Nam.
  • Từ 2003, vòng chung kết được tổ chức theo thể thức giống như World Cup, với tám bảng, mỗi bảng có 4 đội. 2 đội đứng đầu mỗi bảng được đi tiếp. Các đội đấu loại trực tiếp cho đến khi tìm ra đội vô địch.
  • Đội vô địch (và đội đứng nhì, nếu như Robocon tổ chức ở Việt Nam) có khoảng 2 tháng để nâng cấp robot và cải thiện chiến thuật để chuẩn bị cho vòng chung kết.

Các kì Robocon

Lần thứ Năm Chủ nhà Chủ điểm Đội vô địch/Trường đại học
1 2002 Nhật Bản Tokyo
Chinh phục núi Phú Sĩ
Việt Nam Telematic
Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
2 2003 Thái Lan Bangkok
Cầu mây chinh phục không gian
Thái Lan Naihoy Tamin
Cao đẳng Công nghiệp và Giáo dục cộng đồng Sawangdandin
3 2004 Hàn Quốc Seoul
Cuộc hội ngộ của Ngưu Lang-Chức Nữ
Việt Nam FXR
Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
4 2005 Trung Quốc Bắc Kinh
Lửa thiêng rực sáng Trường Thành
Nhật Bản RoboTech
Đại học Tokyo
5 2006 Malaysia Kuala Lumpur
Chinh phục đỉnh cao
Việt Nam BKPro
Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
6 2007 Việt Nam Hà Nội
Khám phá Hạ Long
Trung Quốc Inspire Robot Team
Đại học Giao thông Tây An
7 2008 Ấn Độ Pune
Vươn tới bầu trời
Trung Quốc Inspire Robot Team
Đại học Giao thông Tây An
8 2009 Nhật Bản Tokyo
Nhịp trống khải hoàn
Trung Quốc Dragon Team
Học viện công nghệ Cáp Nhĩ Tân
9 2010 Ai Cập Cairo
Cùng pharaông xây dựng kim tự tháp
Trung Quốc Fighters. UESTC
Đại học khoa học điện tử & công nghệ Trung Quốc
10 2011 Thái Lan Bangkok
Loy Krathong, Tình bạn thắp sáng niềm vui
Thái Lan Luk Jao Mae Khlong Prapa The Limited
Đại học Dhurakijpundit
11 2012 Hồng Kông Hồng Kông
Hoà bình & Thịnh vượng
Trung Quốc
Đại học Khoa học điện tử và Công nghệ Trung Quốc
12 2013 Việt Nam Đà Nẵng
Hành tinh xanh
Nhật Bản HISHO
Học viện Công nghệ Kanazawa
13 2014 Ấn Độ Pune
Tri ân đấng sinh thành
Việt Nam LH - NVN
Đại học Lạc Hồng
14 2015 Indonesia Yogyakarta[1]
Robot đánh cầu lông
Việt Nam FR1
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
15 2016 Thái Lan Bangkok Tập tin:ABU 2016 Logo Final.jpg
Đi tìm năng lượng sạch
Malaysia UTM Robocon Team
Đại học Công nghệ Malaysia
16 2017 Nhật Bản Tokyo Tập tin:ABU 2017 Logo Final.jpg
Chinh phục đĩa bay
Việt Nam LH - NICESHOT
Đại học Lạc Hồng
17 2018 Việt Nam Ninh Bình Ném còn Chưa diễn ra
18 2019 Mông Cổ Mông Cổ Chưa thông báo Chưa diễn ra
19 2020 Ấn Độ Pune Chưa thông báo Chưa diễn ra

Các nước vô địch

Nước Số lần Năm
Việt Nam Việt Nam 5 2002, 2004, 2006, 2014, 2015
Trung Quốc Trung Quốc 5 2007, 2008, 2009, 2010, 2012
Thái Lan Thái Lan 2 2003, 2011
Nhật Bản Nhật Bản 2 2005, 2013
Malaysia Malaysia 1 2016

Thành tích của Việt Nam

Robocon châu Á - Thái Bình Dương

Năm Đội Trường Thành tích
2002 Telematic Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh Giải I
2003 BKCT Đại học Bách khoa Hà Nội Giải III
2004 FXR Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh Giải I
2005 BK CBG1 Đại học Bách khoa Hà Nội Vòng bảng
2006 BKPRO Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh Giải I
2007 BKDC Đại học Bách khoa Đà Nẵng Tứ kết
ĐT03 Đại học Công nghiệp Hà Nội Vòng bảng
2008 FEE-02 Đại học Công nghiệp Hà Nội Tứ kết
2009 SPK - Knight Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Giải III
2010 LH LED Đại học Lạc Hồng Giải II
2011 LH - B7 Đại học Lạc Hồng Giải III
2012 LH - CACTUS 2 Đại học Lạc Hồng Giải II
2013 LH - SEE Đại học Lạc Hồng Giải II
LH - NVN EAGLE Đại học Lạc Hồng Giải III
2014 LH - NVN Đại học Lạc Hồng Giải I
2015 FR1 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Giải I
2016 LH - FF Đại học Lạc Hồng Tứ kết
2017 LH - NICESHOT Đại học Lạc Hồng

Robocon Việt Nam

Trường Số lần Năm
Đại học Lạc Hồng 7 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 (I), 2016, 2017[2]
Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh 3 2002 (I), 2004 (I), 2006 (I)
Đại học Bách khoa Hà Nội 2 2003, 2005
Đại học Bách khoa Đà Nẵng 1 2007
Đại học Công nghiệp Hà Nội 1 2008
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 1 2009
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên 1 2015 (I)

(I) kí hiệu năm đội tuyển trường ĐH vô dịch Robocon Việt Nam đồng thời giành chức vô địch Robocon Châu Á - Thái Bình Dương.

Thành viên nổi bật

  • Hồ Vĩnh Hoàng, thành viên đội BKCT vô địch Robocon Việt Nam năm 2003, hiện là người sáng lập công ty sản xuất robot và đồ chơi thông minh TOSY.
  • Trình Tuấn, thành viên đội BKPro vô địch Robocon Việt Nam và Châu Á Thái Bình Dương năm 2006 hiện là giám đốc công ty BabyMe, một ứng dụng trên smartphone để giúp đỡ các cha mẹ chăm sóc trẻ nhỏ.

Chú thích

  1. ^ ‘ABU Robocon 2015 will be held in Indonesia’, PENS
  2. ^ “LH - NICESHOT của ĐH Lạc Hồng vô địch Robocon Việt Nam 2017”. VTV.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2017.

Liên kết ngoài

Tiếng Anh
Tiếng Nhật
Tiếng Việt