Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hedy Lamarr”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 50: Dòng 50:
Mandl là một tay buôn vũ khí và nhà sản xuất đạn dược người Áo,<ref name="LaTimes">{{Chú thích báo|date=2010-11-28|title=Hedy Lamarr: Inventor of more than the 1st theatrical-film orgasm|work=Los Angeles Times|url=http://latimesblogs.latimes.com/gossip/2011/11/hedy-lamarr-inventor-hedy-lamarr-sex-symbol.html|url-status=live|access-date=2024-12-29|archive-url=https://web.archive.org/web/20130117071932/http://latimesblogs.latimes.com/gossip/2011/11/hedy-lamarr-inventor-hedy-lamarr-sex-symbol.html|archive-date=2013-01-17|language=en}}</ref> được xem là người đàn ông giàu thứ ba ở Áo. Lamarr có cảm tình trước tình cách hấp dẫn và quyến rũ của ông, một phần là do khối tài sản khổng lồ ông đang sở hữu. Cha mẹ bà (đều là [[Zera Yisrael|người gốc Do Thái]]) không chấp nhận mối quan hệ này, vì Mandl có liên hệ với nhà lãnh đạo phát xít người Ý [[Benito Mussolini]] và sau đó là cả [[Führer]] [[Adolf Hitler]], song họ không thể ngăn cản được cô con gái bướng bỉnh. Ngày 10 tháng 8 năm 1933, Lamarr kết hôn với Mandl tại [[Karlskirche]]. Năm ấy, bà 18 tuổi và ông ta 33 tuổi. Trong cuốn tự truyện ''[[Ecstasy and Me]]'', bà miêu tả Mandl là một người chồng cực kỳ độc đoán, kịch liệt phản đối cảnh bà diễn cực khoái trong ''Ecstasy'' và ngăn bà theo đuổi nghiệp diễn xuất. Bà cho biết bà bị giam hãm như một tù nhân tại tư dinh {{Interlanguage link|Schloss Schwarzenau|de|Schloss_Schwarzenau_(Waldviertel)}} của họ.
Mandl là một tay buôn vũ khí và nhà sản xuất đạn dược người Áo,<ref name="LaTimes">{{Chú thích báo|date=2010-11-28|title=Hedy Lamarr: Inventor of more than the 1st theatrical-film orgasm|work=Los Angeles Times|url=http://latimesblogs.latimes.com/gossip/2011/11/hedy-lamarr-inventor-hedy-lamarr-sex-symbol.html|url-status=live|access-date=2024-12-29|archive-url=https://web.archive.org/web/20130117071932/http://latimesblogs.latimes.com/gossip/2011/11/hedy-lamarr-inventor-hedy-lamarr-sex-symbol.html|archive-date=2013-01-17|language=en}}</ref> được xem là người đàn ông giàu thứ ba ở Áo. Lamarr có cảm tình trước tình cách hấp dẫn và quyến rũ của ông, một phần là do khối tài sản khổng lồ ông đang sở hữu. Cha mẹ bà (đều là [[Zera Yisrael|người gốc Do Thái]]) không chấp nhận mối quan hệ này, vì Mandl có liên hệ với nhà lãnh đạo phát xít người Ý [[Benito Mussolini]] và sau đó là cả [[Führer]] [[Adolf Hitler]], song họ không thể ngăn cản được cô con gái bướng bỉnh. Ngày 10 tháng 8 năm 1933, Lamarr kết hôn với Mandl tại [[Karlskirche]]. Năm ấy, bà 18 tuổi và ông ta 33 tuổi. Trong cuốn tự truyện ''[[Ecstasy and Me]]'', bà miêu tả Mandl là một người chồng cực kỳ độc đoán, kịch liệt phản đối cảnh bà diễn cực khoái trong ''Ecstasy'' và ngăn bà theo đuổi nghiệp diễn xuất. Bà cho biết bà bị giam hãm như một tù nhân tại tư dinh {{Interlanguage link|Schloss Schwarzenau|de|Schloss_Schwarzenau_(Waldviertel)}} của họ.


{{Quote box|width=30%|align=left|quote=Từ lâu tôi đã biết mình chẳng bao giờ có thể làm diễn viên nếu làm vợ anh ấy. ... Anh ấy là kẻ thống trị tuyệt đối trong hôn nhân của mình. ... Tôi thì như một con búp bê. Tôi như một món đồ, một tác phẩm nghệ thuật nào đó cần được bảo vệ (và cầm tù), không có trí óc, không có cuộc sống riêng.|source=Hedy Lamarr kể về cuộc hôn nhân với Mandl.{{sfn|Rhodes|2012|pp=28-29}}}}
[[Tập tin:Hedy_Lamarr_in_The_Heavenly_Body_1944.jpg|nhỏ|Hedy Lamarr vào năm 1944]]
Mandl có quan hệ xã hội và kinh doanh mật thiết với chính phủ Ý. Ông bán đạn dược cho đất nước này<ref name="shearer" /> và cũng có quan hệ với chế độ [[Chủ nghĩa quốc xã|Quốc xã]] của Đức, ngay cả khi cha ông là người gốc Do Thái, giống như Hedy. Lamarr ghi chép rằng các nhà độc tài từ hai quốc gia đều tham gia những bữa tiệc xa hoa tại tư gia của Mandl. Lamarr tháp tùng Mandl trong các buổi họp kinh doanh, tại đây chồng bà trao đổi với các nhà khoa học và chuyên gia khác về công nghệ quân sự. Những buổi họp này đã đưa bà tiếp cận với ngành khoa học ứng dụng và nuôi dưỡng tài năng khoa học tiềm ẩn trong con người bà.<ref>{{Chú thích web|language=en|url=http://www.cnet.com/news/happy-100th-birthday-hedy-lamarr-movie-star-and-wi-fi-inventor|tiêu đề=Happy 100th birthday, Hedy Lamarr, movie star who paved way for Wi-Fi|nhà xuất bản=CNET|url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20150511072950/http://www.cnet.com/news/happy-100th-birthday-hedy-lamarr-movie-star-and-wi-fi-inventor/|ngày lưu trữ=2015-05-11|language=en|url-status=live|ngày truy cập=2024-12-29}}</ref>
Mandl có quan hệ xã hội và kinh doanh mật thiết với chính phủ Ý. Ông bán đạn dược cho đất nước này<ref name="shearer" /> và cũng có quan hệ với chế độ [[Chủ nghĩa quốc xã|Quốc xã]] của Đức, ngay cả khi cha ông là người gốc Do Thái, giống như Hedy. Lamarr ghi chép rằng các nhà độc tài từ hai quốc gia đều tham gia những bữa tiệc xa hoa tại tư gia của Mandl. Lamarr tháp tùng Mandl trong các buổi họp kinh doanh, tại đây chồng bà trao đổi với các nhà khoa học và chuyên gia khác về công nghệ quân sự. Những buổi họp này đã đưa bà tiếp cận với ngành khoa học ứng dụng và nuôi dưỡng tài năng khoa học tiềm ẩn trong con người bà.<ref>{{Chú thích web|language=en|url=http://www.cnet.com/news/happy-100th-birthday-hedy-lamarr-movie-star-and-wi-fi-inventor|tiêu đề=Happy 100th birthday, Hedy Lamarr, movie star who paved way for Wi-Fi|nhà xuất bản=CNET|url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20150511072950/http://www.cnet.com/news/happy-100th-birthday-hedy-lamarr-movie-star-and-wi-fi-inventor/|ngày lưu trữ=2015-05-11|language=en|url-status=live|ngày truy cập=2024-12-29}}</ref>


Cuối cùng, cuộc hôn nhân của Lamarr với Mandl trở nên không thể hàn gắn, và bà quyết định tự ly thân khỏi chồng và đất nước vào năm 1937. Trong [[tự truyện]], bà kể rằng đã cải trang thành hầu gái và bay đến [[Paris]], nhưng theo những lời kể khác thì bà đã thuyết phục Mandl đeo toàn bộ chỗ trang sức để dự bữa tối, rồi sau đó biến mất.<ref name="friedrich1997">{{Chú thích sách|title=City of Nets: A Portrait of Hollywood in the 1940s|last=Friedrich, Otto|publisher=University of California Press|year=1997|isbn=0-520-20949-4|edition=reprint|location=Berkeley and Los Angeles|pages=12–13|language=en}}</ref> Bà viết về cuộc hôn nhân ấy:{{Quote|text=Từ lâu tôi đã biết mình chẳng bao giờ có thể làm diễn viên nếu làm vợ anh ấy. ... Anh ấy là kẻ thống trị tuyệt đối trong hôn nhân của mình. ... Tôi thì như một con búp bê. Tôi như một món đồ, một tác phẩm nghệ thuật nào đó cần được bảo vệ (và cầm tù), không có trí óc, không có cuộc sống riêng.|source={{sfn|Rhodes|2012|pp=28-29}}|sign=Hedy Lamarr}}
Cuối cùng, cuộc hôn nhân của Lamarr với Mandl trở nên không thể hàn gắn, và bà quyết định tự ly thân khỏi chồng và đất nước vào năm 1937. Trong [[tự truyện]], bà kể rằng đã cải trang thành hầu gái và bay đến [[Paris]], nhưng theo những lời kể khác thì bà đã thuyết phục Mandl đeo toàn bộ chỗ trang sức để dự bữa tối, rồi sau đó biến mất.<ref name="friedrich1997">{{Chú thích sách|title=City of Nets: A Portrait of Hollywood in the 1940s|last=Friedrich, Otto|publisher=University of California Press|year=1997|isbn=0-520-20949-4|edition=reprint|location=Berkeley and Los Angeles|pages=12–13|language=en}}</ref>


== Sự nghiệp ở Hollywood ==
== Sự nghiệp ở Hollywood ==

Phiên bản lúc 10:37, ngày 29 tháng 12 năm 2024

Hedy Lamarr
Lamarr, k. 1944
SinhHedwig Eva Maria Kiesler
(1914-11-09)9 tháng 11, 1914
Viên, Áo-Hung
Mất19 tháng 1, 2000(2000-01-19) (85 tuổi)
Casselberry, Florida, Hoa Kỳ
Quốc tịch
Nghề nghiệp
  • Nữ diễn viên
  • nhà phát minh
Phối ngẫu
  • Friedrich Mandl
    (cưới 1933⁠–⁠ld.1937)
  • Gene Markey
    (cưới 1939⁠–⁠ld.1941)
  • John Loder
    (cưới 1943⁠–⁠ld.1947)
  • Teddy Stauffer
    (cưới 1951⁠–⁠ld.1952)
  • W. Howard Lee
    (cưới 1953⁠–⁠ld.1960)
  • Lewis J. Boies
    (cưới 1963⁠–⁠ld.1965)
Con cái3

Hedy Lamarr (/ˈhɛdi/; tên khai sinh Hedwig Eva Maria Kiesler; sinh ngày 9 tháng 11 năm 1914[a] – mất ngày 19 tháng 1 năm 2000) là một nữ diễn viên và nhà phát minh người Mỹ gốc Áo. Sau sự nghiệp điện ảnh ngắn ngủi ở Tiệp Khắc, gồm cả đóng phim chính kịch khiêu dâm lãng mạn Ecstasy (1933), bà trốn khỏi người chồng đầu tiên Friedrich Mandl và bí mật chuyển đến Paris. Sau khi đến Luân Đôn, bà gặp gỡ Louis B. Mayer, rồi ông trao cho bà hợp đồng đóng phim ở Hollywood. Lamarr trở thành ngôi sao màn bạc với diễn trong phim chính kịch lãng mạn Algiers (1938). Bà gặt hái thành công vang dội hơn nữa với tác phẩm Viễn Tây Boom Town (1940) và phim chính kịch White Cargo (1942). Bộ phim thành công nhất của Lamarr là tác phẩm sử thi tôn giáo Samson and Delilah (1949). Bà còn đóng phim truyền hình trước khi phim cuối của bà được ra mắt vào năm 1958. Năm 1960, bà được ghi danh bằng một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood.

Đầu Thế chiến II, Lamarr và George Antheil đã đồng phát minh hệ thống dẫn đường vô tuyến cho ngư lôi của quân Đồng Minh - sử dụng công nghệ trải phổ (spread spectrum) và nhảy tần (fequency hopping) nhằm đánh bại mối đe dọa từ nhiễu sóng vô tuyến (radio jamming) của Phe Trục. Tuy nhiên trong Thế chiến II, công nghệ không được sử dụng trong các hệ thống tác chiến. Đến sau chiến tranh, công nghệ ấy mới được áp dụng độc lập với bằng sáng chế của họ.

Thân thế

Lamarr có tên khai sinh là Hedwig Eva Maria Kiesler, sinh năm 1914 tại Viên,[2] Áo. Bà là con một của Gertrud "Trude" Kiesler (nhũ danh Lichtwitz) và Emil Kiesler. Cha bà xuất thân từ gia đình Do Thái gốc GalicaLemberg, Vương quốc Galicia và Lodomeria - thuộc địa phận của Đế quốc Áo (nay là LvivUkraina). Ở thập niên 1920, ông làm phó giám đốc ngân hàng Wiener Bankverein,[3][4] và đến cuối đời thì làm giám đốc ở ngân hàng Creditanstalt-Bankverein hợp nhất.[5][6] Mẹ bà là một nghệ sĩ dương cầm gốc Budapest, xuất thân từ một gia đình thượng lưu người Do Thái gốc Hungary. Bà đã cải đạo sang Công giáo và được miêu tả là một "tín đồ tu nghiệp Công giáo". Bà nuôi con gái mình thành tín đồ Công giáo, song lúc ấy Hedy chưa được rửa tội.[5]:8

Lúc nhỏ, Lamarr thể hiện sự quan tâm đến diễn xuất và bị mê đắm trước điện ảnh và kịch nghệ. Năm 12 tuổi, bà giành chiến thắng một cuộc thi sắc đẹp ở Viên.[7] Bà còn bắt đầu học về các phát minh công nghệ với cha mình, ông là người đưa bà đi dạo và giải thích về cách vận hành của các thiết bị.[8][9]

Sự nghiệp điện ảnh ở Châu Âu

Những tác phẩm đầu tiên

Lamarr đang theo học lớp diễn xuất ở Viên thì một ngày nọ, bà quên mang một mẩu giấy ghi chú của mẹ mình nên đi đến hãng phim Sascha, rồi được thuê làm giám sát kịch bản. Trong lúc công tác ở đây, bà sắm một vai quần chúng trong phim hài lãng mạn Geld auf der Straße (1930), tiếp đó đóng một vai nhỏ có thoại trong phim hài Sturm im Wasserglas (1931). Sau đó nhà sản xuất Max Reinhardt đã chọn bà đóng trong một vở kịch có tên gọi The Weaker Sex - được công diễn tại Nhà hát Theater in der Josefstadt. Reinhardt quá ấn tượng với Lamarr đến nỗi mang theo bà trở về Berlin.[10]

Tuy nhiên, thực tế bà chưa bao giờ được đào tạo diễn xuất với Reinhardt hay có mặt trong bất kì tác phẩm nào của ông ở Berlin. Thay vào đó, bà gặp nhà sản xuất kịch người Nga Alexis Granowsky. Lamarr được ông chọn đóng cùng Walter AbelPeter Lorre trong tác phẩm đạo diễn đầu tay của mình mang tên Die Koffer des Herrn O.F. (1931).[11] Không lâu sau, Granowsky chuyển đến Paris, song Lamarr chọn ở lại Berlin và được giao vai chính trong Man braucht kein Geld (1932) - tác phẩm phim hài do Carl Boese làm đạo diễn.[12] Kế đến Lamarr đóng trong bộ phim biến bà trở nên nổi tiếng với khán giả quốc tế.

Ecstasy

Lamarr trong một ảnh chụp vào năm 1934 với tên gọi "Heddie Kietzler"

Đầu năm 1933, tức năm 18 tuổi, Lamarr được giao vai chính trong phim Ecstasy của Gustav Machatý. Bà sắm vai người vợ trẻ bị người chồng lớn tuổi vô cảm ruồng rẫy. Bộ phim vừa mang lại sự nổi tiếng lẫn tai tiếng cho Lamarr vì đưa vào hình ảnh bà thể hiện gương mặt cực khoái và những cảnh khỏa thân ngắn của nữ diễn viên. Lamarr cho biết bà đã bị đạo diễn và nhà sản xuất "lừa gạt" khi họ sử dụng ống kính góc rộng telephoto (telephoto lenses) công năng cao, song đạo diễn đã phản đối những phát biểu của bà.[b][13][14]

Tuy trở nên thất vọng và vỡ mộng về việc tìm những vai diễn khác, tác phẩm lại gây được sự chú ý của thế giới sau khi thắng một giải tại Liên hoan phim Venezia.[15] Bộ phim được xem là một tác phẩm nghệ thuật ở khắp châu Âu. Ở Mỹ, phim bị xem là gợi dục quá đà và nhận phải phản hồi tiêu cực, đặc biệt từ nhóm khán giả nữ. Phim bị cấm chiếu ở Đức và Mỹ.

Chạy trốn

Ảnh tĩnh chụp Lamarr trong studio ở bộ phim Ziegfeld Girl (1941)

Lamarr đã sắm một số vai kịch, trong đó có một vai trong Sissy - vở kịch nói về Nữ vương Elisabeth của Áo - được sản xuất tại Viên. Tác phẩm đã nhận được nhiều lời khen từ giới phê bình. Người hâm mộ đã gửi hoa hồng đến phòng thay đồ của bà và cố đột nhập vào hậu trường để gặp được bà. Bà đã đuổi gần hết họ đi, kể cả một người đàn ông cứng đầu hơn tên là Friedrich Mandl. Ông ta ám ảnh với việc tìm hiểu bà.[16]

Mandl là một tay buôn vũ khí và nhà sản xuất đạn dược người Áo,[17] được xem là người đàn ông giàu thứ ba ở Áo. Lamarr có cảm tình trước tình cách hấp dẫn và quyến rũ của ông, một phần là do khối tài sản khổng lồ ông đang sở hữu. Cha mẹ bà (đều là người gốc Do Thái) không chấp nhận mối quan hệ này, vì Mandl có liên hệ với nhà lãnh đạo phát xít người Ý Benito Mussolini và sau đó là cả Führer Adolf Hitler, song họ không thể ngăn cản được cô con gái bướng bỉnh. Ngày 10 tháng 8 năm 1933, Lamarr kết hôn với Mandl tại Karlskirche. Năm ấy, bà 18 tuổi và ông ta 33 tuổi. Trong cuốn tự truyện Ecstasy and Me, bà miêu tả Mandl là một người chồng cực kỳ độc đoán, kịch liệt phản đối cảnh bà diễn cực khoái trong Ecstasy và ngăn bà theo đuổi nghiệp diễn xuất. Bà cho biết bà bị giam hãm như một tù nhân tại tư dinh Schloss Schwarzenau [de] của họ.

Từ lâu tôi đã biết mình chẳng bao giờ có thể làm diễn viên nếu làm vợ anh ��y. ... Anh ấy là kẻ thống trị tuyệt đối trong hôn nhân của mình. ... Tôi thì như một con búp bê. Tôi như một món đồ, một tác phẩm nghệ thuật nào đó cần được bảo vệ (và cầm tù), không có trí óc, không có cuộc sống riêng.

Hedy Lamarr kể về cuộc hôn nhân với Mandl.[18]

Mandl có quan hệ xã hội và kinh doanh mật thiết với chính phủ Ý. Ông bán đạn dược cho đất nước này[5] và cũng có quan hệ với chế độ Quốc xã của Đức, ngay cả khi cha ông là người gốc Do Thái, giống như Hedy. Lamarr ghi chép rằng các nhà độc tài từ hai quốc gia đều tham gia những bữa tiệc xa hoa tại tư gia của Mandl. Lamarr tháp tùng Mandl trong các buổi họp kinh doanh, tại đây chồng bà trao đổi với các nhà khoa học và chuyên gia khác về công nghệ quân sự. Những buổi họp này đã đưa bà tiếp cận với ngành khoa học ứng dụng và nuôi dưỡng tài năng khoa học tiềm ẩn trong con người bà.[19]

Cuối cùng, cuộc hôn nhân của Lamarr với Mandl trở nên không thể hàn gắn, và bà quyết định tự ly thân khỏi chồng và đất nước vào năm 1937. Trong tự truyện, bà kể rằng đã cải trang thành hầu gái và bay đến Paris, nhưng theo những lời kể khác thì bà đã thuyết phục Mandl đeo toàn bộ chỗ trang sức để dự bữa tối, rồi sau đó biến mất.[20]

Sự nghiệp ở Hollywood

Louis B. Mayer và MGM

Sigrid Gurie (trái) và Hedy Lamarr (phải) đều sắm vai nữ chính của bạn diễn nam Charles Boyer trong phim Algiers (1938).

Sau khi đặt chân đến Luân Đôn, vào năm 1937,[21] bà gặp gỡ Louis B. Mayer - giám đốc của MGM và hiện đang săn tìm tài năng ở châu Âu. Ban đầu bà từ chối đề nghị mà ông đưa ra (125 đô la Mỹ/tuần), song sau đó đặt vé lên cùng chuyến bay giống ông đến New York, và cố gắng gây ấn tượng trước ông đủ để giành được hợp đồng trị giá 500 đô la Mỹ/tuần. Mayer thuyết phục bà đổi tên thành Hedy Lamarr (để tránh nhắc đến danh tính thật của bà, và biệt hiệu nổi tiếng "Ecstasy lady" gắn liền với nữ diễn viên).[20] Ông chọn họ Lamarr để tri ân tới ngôi sao phim xinh đẹp Barbara La Marr, theo gợi ý của người vợ vốn ngưỡng mộ La Marr. Năm 1938, ông đưa bà đến Hollywood và bắt đầu lăng xê bà thành "người phụ nữ đẹp nhất thế giới".

Mayer đã gửi Lamarr cho Walter Wanger mượn trong lúc Wagner đang làm phim Algiers (1938) - bản làm lại của Mỹ với bộ phim Pháp Pépé le Moko (1937).[22] Lamarr được chọn vào vai chính đóng với Charles Boyer. Shearer kể rằng bộ phim "đã làm cả nước xúc động mạnh".[5]:77 Bà được quảng cáo là một nữ diễn viên Áo vô danh nhưng được công khai rộng rãi, nhờ đó gây được sự mong đợi từ khán giả. Mayer hi vọng bà sẽ trở thành một Greta Garbo hay Marlene Dietrich nữa.[5]:77 Theo lời một khán giả, khi gương mặt bà lần đầu xuất hiện trên màn ảnh, "mọi người đều kinh ngạc ... Vẻ đẹp của Lamarr thật sự làm người ta phải nín thở."[5]:2

Clark Gable và Lamarr trong phim Comrade X (1940)

Trong những bộ phim tương lai ở Hollywood, bà luôn được giao vai cố định (typecast) là người phụ nữ quyến rũ song có thân thế kỳ lạ. Bộ phim Mỹ thứ hai mà bà tham gia là I Take This Woman, bà đóng cùng Spencer Tracy dưới sự chỉ đạo của Josef von Sternberg (thường xuyên cộng tác với Dietrich). Von Sternberg bị sa thải trong lúc ghi hình, và người thay thế ông là Frank Borzage. Phim bị tạm ngừng sản xuất, còn Lamarr được tham gia vào dự án Lady of the Tropics (1939). Trong phim này, ba thủ vai một phụ nữ lai quyến rũ ở Sài Gòn, diễn cùng Robert Taylor. Bà trở lại với dự án phim I Take This Woman, lần này do W. S. Van Dyke tái ghi hình. Kết quả là phim thất bại khi ra mắt thị trường.

Lamarr trên bìa tạp chí Screenland, tháng 10 năm 1942

Lamarr tham gia một tác phẩm nổi tiếng hơn nhiều là Boom Town (1940) với Clark Gable, Claudette ColbertSpencer Tracy, cùng kinh phí 5 triệu đô la Mỹ.[23] MGM nhanh chóng chọn Lamarr và Gable để cùng đóng tiếp trong Comrade X (1940). Đây là một phim hài theo phong cách của Ninotchka (1939) và cũng trở nên ăn khách. Lamarr sắm vai một người tị nạn từ Viên trong Come Live with Me (1941), diễn cùng James Stewart. Stewart cũng tham gia dự án Ziegfeld Girl (1941). Trong phim này, Lamarr, Judy GarlandLana Turner thủ vai những vũ công nữ chuyên diễn ở hộp đêm (showgirl) đầy tham vọng. Phim cũng đạt được thành công.[23] Lamarr là diễn viên nhận cát-sê cao nhất trong phim H. M. Pulham, Esq. (1941), song nhân vật chính của bộ phim do Robert Young thủ diễn. Bà đóng phim thứ ba với Tracy là Tortilla Flat (1942). Tác phẩm thành công tại thị trường phòng vé, giống phim Crossroads (1942) mà bà đóng với William Powell.

Lamarr thể hiện vai một người phụ nữ quyến rũ kỳ lạ gốc Ả Rập[24] tên Tondelayo trong phim White Cargo (1942) - trong phim bà hưởng cát-sê xếp trên cả Walter Pidgeon. Tác phẩm đã đạt thành công lớn. White Cargo chứa câu thoại được xem là đáng nhớ nhất của bà, đó là một lời mời đầy khiêu khích: "Tôi là Tondelayo. Tôi làm bữa trưa nhẹ cho anh nhé?"[c] Câu thoại này là đại diện cho nhiều vai diễn của Lamarr, nhấn mạnh nhan sắc và sự gợi cảm của bà khi bà chỉ có tương đối ít thoại. Việc thiếu những thử thách trong diễn xuất đã làm bận lòng Lamarr. Bà đư��c cho là đã tìm đến việc sáng tạo nhằm giải tỏa nỗi buồn chán của mình.[25]

Lamarr trong phim Her Highness and the Bellboy (1945)

Lamarr tái hợp với Powell trong phim hài The Heavenly Body (1944), rồi được Warner Bros mượn đóng trong phim The Conspirators (1944). Hãng Warner Bros làm vậy để cố tái lập thành công của Casablanca (1943), và RKO mượn bà diễn trong phim tâm lý tình cảm Experiment Perilous (1944). Trở lại MGM, Lamarr diễn cặp cùng Robert Walker trong phim hài lãng mạn Her Highness and the Bellboy (1945). Trong phim này, bà sắm vai một công chúa phải lòng một chàng trai ở New York. Phim trở nên cực kỳ nổi tiếng, nhưng lại là phim cuối mà bà đóng theo hợp đồng với MGM.[26]

Trong những năm ấy, cuộc đời và tính cách của bà ngoài đời khác khá nhiều so với hình ảnh của bà trên màn bạc. Phần lớn thời gian, bà cảm thấy cô đơn và nhớ nhà. Bà có thể bơi ở hồ bơi của người đại diện, song tránh xa bãi biển và những đám đông chú ý đến mình. Khi được được hỏi xin chữa ký, bà thắc mắc sao lại có người muốn chữ ký của bà. Cây viết Howard Sharpe phỏng vấn Lamarr và nêu ấn tượng về bà: "Hedy sở hữu nét tinh tế cá nhân đáng kinh ngạc nhất. Cô ấy biết nghệ thuật làm phụ nữ của châu Âu. Cổ biết đàn ông muốn gì ở một mỹ nữ, những điều thu hút họ, và cô ép mình trở thành hình mẫu như vậy. Cô ấy có sức quyến rũ với sự ấm áp - mà cả Dietrich hay Garbo đều không có được."[13] Tác giả Richard Rhodes miêu tả cách mà bà thích nghi với nền văn hóa Mỹ: "Trong số toàn bộ những người di cư khỏi châu Âu đi trốn Đức quốc xã và Áo quốc xã, cô ấy là một trong số ít người thành công khi chuyển sang nền văn hóa khác và trở thành một minh tinh thực thụ. Rất hiếm người có thể chuyển đổi được ngôn ngữ hoặc văn hóa. Cô ấy là một người giỏi xoay sở, mà theo tôi nghĩ là do ảnh hưởng mạnh mẽ của người cha lên cô lúc còn nhỏ."[27] Lamarr còn có sở thích nói về bản thân ở ngôi thứ ba.[28]

Gây quỹ cho thời chiến

Lamarr muốn tham gia Hội đồng nhà phát minh quốc gia (NIC), nhưng bị Charles F. Kettering và những thành viên khác ở NIC khuyên rằng bà có thể hỗ trợ tốt hơn cho cuộc chiến bằng cách sử dụng danh tiếng của mình để bán trái phiếu chiến tranh.[29][30] Lamarr tham gia một chiến dịch bán trái phiếu chiến tranh với một thủy thủ tên là Eddie Rhodes. Rhodes ở trong đám đông mỗi lần Lamarr xuất hiện, và bà sẽ gọi anh lên sân khấu. Bà sẽ tán tỉnh anh một lúc, rồi hỏi khán giả rằng bà có nên tặng anh ta một nụ hôn không. Khi đám đông trả lời đồng ý, thì Hedy sẽ đáp rằng bà sẽ làm thế nếu có đủ người mua trái phiếu chiến tranh. Sau khi khách hàng mua đủ trái phiếu chiến tranh, bà sẽ hôn Rhodes và anh sẽ quay về chỗ khán giả. Sau đó, họ sẽ đến một cuộc vận động mua trái phiếu chiến tranh tiếp theo.[31]

Nhà sản xuất

Victor Mature và Lamarr trong phim Samson and Delilah (1949)

Sau khi rời MGM vào năm 1945, Lamarr lập nên một công ty sản xuất với Jack Chertok và làm bộ phim giật gân The Strange Woman (1946). Tác phẩm đội vốn kinh phí và chỉ thu được lợi nhuận ít ỏi.[32] Tiếp đó, bà và Chertok làm phim Dishonored Lady (1947). Đây lại là một tác phẩm giật gân khác có sự tham gia diễn xuất của Lamarr và cũng bị đội vốn kinh phí, song không thành công về mặt thương mại. Bà thử sức làm phim hài Let's Live a Little (1948) với Robert Cummings.

Những phim tiếp theo

Lamarr gặt hái thành công lớn nhất khi thủ vai Delilah cùng Victor Mature (vai Samson) trong Samson and Delilah của Cecil B. DeMille.[33] Đây là bộ phim ăn khách nhất năm 1950 và thắng hai giải Oscar. Lamarr trở lại MGM để đóng một phim noir với John Hodiak mang tên A Lady Without Passport (1950), song tác phẩm đã thất bại nặng nề khi ra mắt thị trường. Bà làm hai phim điện ảnh nữa với Paramount: một tác phẩm đề tài viễn Tây là Copper Canyon (1950) của Ray Milland và một phim chế nhại đề tài điệp viên mang tên My Favorite Spy (1951) của Bob Hope.

Lamarr diễn cùng John Hodiak trong phim A Lady Without Passport (1950)

Sự nghiệp của Lamarr có dấu hiệu đi xuống. Bà sang Ý để sắm nhiều vai trong phim Loves of Three Queens (1954) - tác phẩm mà bà kiêm vai trò sản xuất. Tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm cần có để làm nên một tác phẩm sử thi thành công, nên bà đã mất hàng triệu đô la Mỹ và không thể nắm quyền phân phối bộ phim. Lamarr thủ diễn vai Jeanne d' Arc trong bộ phim sử thi bị giới phê bình chê bai thậm tên mang tên The Story of Mankind (1957) của Irwin Allen và làm các tập phim của Zane Grey Theatre ("Proud Woman") và Shower of Stars ("Cloak and Dagger"). Bộ phim cuối của bà là tác phẩm giật gân The Female Animal (1958). Lamarr ký hợp đồng diễn trong phim Picture Mommy Dead (1966), song bị khai trừ khỏi đoàn phim khi bà ngã quỵ vì kiệt sức trong lúc ghi hình bộ phim. Người thay thế bà diễn vai Jessica Flagmore Shelley là Zsa Zsa Gabor.

Sự nghiệp phát minh

Tuy rằng Lamarr không được đào tạo bài bản và chủ yếu là tự học, song bà đã đầu tư khoảng thời gian rảnh (kể cả đợt nghỉ giữa các lượt quay trên phim trường) để thiết kế và vẽ sơ đồ phát minh.[34] Những phát minh ấy gồm có đèn giao thôngthuốc viên hòa tan được trong nước để tạo ra một loại đồ uống có ga có hương vị.[25]

Bản sao bằng sáng chế "Hệ thống liên lạc bí mật" của Hoa Kỳ

Cuối thập niên 1930, Lamarr tham gia các buổi giao dịch vũ khí với tay buôn vũ khí và người chồng lúc ấy là Fritz Mandl, "có thể nhằm nâng cao cơ hội bán được hàng".[35] Từ những buổi gặp ấy, bà hiểu rằng hải quân cần "cách để dẫn đường cho ngư lôi khi nó phóng dưới nước." Một ý tưởng được đề xuất là kiểm soát vô tuyến. Tuy nhiên, kẻ thù đã có thể gây nhiễu vô tuyến (radio jamming) hệ thống dẫn đường cho ngư lôi và làm nó chệch hướng.[36]

Sau đó khi bàn vấn đề cùng người bạn mới - nhà soạn nhạc kiêm nghệ sĩ dương cầm George Antheil, bà nảy ra ý tưởng ngăn nhiễu sóng bằng nhảy tần (frequency hopping) - tình cờ liên quan đến những tác phẩm âm nhạc của Antheil. Trong tác phẩm cũ, Antheil cố gắng đồng bộ nhảy tần nốt nhạc (note-hopping) được sử dụng làm đoạn nhạc avant-garde trong nhạc nền của bộ phim Ballet Mécanique (1923–24). Tác phẩm có sử dụng âm thanh của hàng loạt dương cầm tự chơi (player piano) đã được đồng bộ. Ý tưởng của Antheil trong bản nhạc là đồng nhất mốc thời gian bắt đầu của dương cầm tự chơi với cuộn ghi dương cầm (player piano roll), vì thế các đoạn chơi dương cầm sẽ chơi khớp nhịp với nhau. Họ cùng nhau nhận ra rằng tần số vô tuyến có thể được thay đổi theo cách tương tự - sử dụng chung cơ chế song thu hẹp lại.[37][35]

Dựa trên sức nặng từ các bản đề xuất ban đầu gửi cho Hội đồng nhà phát minh quốc gia (NIC) vào cuối tháng 12 năm 1940, đầu năm 1941, NIC giới thiệu Antheil với Samuel Stuart Mackeown (giáo sư ngành kỹ thuật điện tại Caltech) để tư vấn về hệ thống điện.[38][34] Lamarr đã thuê hãng luật Lyon & Lyon soạn đơn xin cấp bằng sáng chế.[39][40] Ngày 11 tháng 8 năm 1942, tấm Bằng sáng chế Hoa Kỳ số 2,292,387, được cấp dưới tên hợp pháp là Hedy Kiesler Markey.[41] Phát minh được đệ trình cho Hải quân, song họ từ chối vì cho rằng nó quá lớn nên khó nhét vào ngư lôi được. Bị sốc trước hành động của Hải quân, Lamarr và Antheil đã ngừng theo đuổi nghiệp phát minh. Lamarr nhận được lời tư vấn rằng nên đầu tư thời gian và sự chú ý để bán trái phiếu chiến tranh, vì bà là một người nổi tiếng.[42] Tuy không được Hải quân Mỹ sử dụng trong Thế chiến II, song phát minh của bà đã được sử dụng trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba (1962), và trở thành tiền thân của các công nghệ không dây hiện đại như Wi-Fi, BluetoothGPS.[43][44][45] Do bằng sáng chế đã hết hạn, nên Lamarr không được hưởng bất cứ lợi nhuận gì từ phát minh của mình.[43]

Những năm tiếp theo

Ngày 10 tháng 4 năm 1953, Lamarr trở thành công dân hợp pháp của Hoa Kỳ lúc 38 tuổi. Năm 1966, cuốn tự truyện về bà mang tên Ecstasy and Me được xuất bản. Bà kể trên truyền hình rằng cuốn tự truyện là do người khác viết và đa phần là hư cấu.[46] Sau đó, Lamarr kiện nhà xuất bản, cho rằng nhiều chi tiết đã bị người viết lách hộ (ghost writer) Leo Guild bịa đặt.[47] Ngược lại, Lamarr bị Gene Ringgold đâm đơn kiện. Gene quả quyết rằng cuốn sách đã đạo tài liệu từ một bài báo ông từng viết trên tạp chí Screen Facts vào năm 1965. Cuối thập niên 1950, Lamarr cùng với chồng cũ W. Howard Lee đã thiết kế và phát triển khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Villa LaMarr tại Aspen, Colorado.

Năm 1966, Lamarr bị bắt giữ tại Los Angeles vì trộm cắp ở cửa hàng (shoplifting). Cuối cùng các cáo buộc bị bác bỏ. Năm 1991, bà bị bắt giữ với cùng tội danh trên ở Orlando, Florida, lần này là hành vi trộm thuốc nhuận tràng và thuốc nhỏ mắt trị giá 21,48 đô la Mỹ.[48] Lamarr quyết định không phản đối để tránh xuất hiện tại tòa, và các cáo buộc bị bác bỏ để đổi lấy lời hứa rằng bà sẽ không vi phạm bất kỳ luật nào trong một năm.[49]

Sống ẩn dật

Thập niên 1970 là thập kỷ cho thấy Lamarr ngày càng sống ẩn dật. Bà được chào mời một số kịch bản, quảng cáo truyền hình và dự án sân khấu, song chẳng có gì làm bà hứng thú. Năm 1974, bà đệ đơn kiện Warner Bros. đòi bồi thường 10 triệu đô la Mỹ. Nữ diễn viên cho rằng bản giễu nhại tên bà ("Hedley Lamarr") trong tác phẩm hài Blazing Saddles của Mel Brooks đã xâm phạm quyền riêng tư của bà. Về sự việc, Brooks cho biết ông cảm thấy có phần hãnh diện. Hãng phim đã thu xếp ngoài tòa với phí danh nghĩa (nominal sum) không được tiết lộ cùng lời xin lỗi Lamarr vì "suýt dùng tên bà". Brooks cho rằng Lamarr "chẳng bao giờ hiểu được câu đùa ấy".[50] Năm 1981, do thị lực suy giảm, Lamarr rút khỏi cuộc sống trước công chúng và định cư tại Miami Beach, Florida.[5]

Một tấm hình khổng lồ vẽ Lamarr do Corel thực hiện đã giành ngôi quán quân trong cuộc thi thiết kế bìa phần mềm thường niên của CorelDRAW vào năm 1996. Trong một số năm, bắt đầu từ năm 1997, tấm hình có mặt trên hộp của bộ phần mềm. Lamarr kiện công ty sử dụng hình ảnh của bà mà chưa được bà cho phép. Corel phản bác rằng cô không sở hữu quyền nắm hình ảnh đó. Năm 1998, các bên đã đạt được thỏa thuận không được tiết lộ.[51][52] Nhờ cống hiến cho ngành công nghiệp điện ảnh, Lamarr có một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood tại số 6247 Hollywood Boulevard[53][54] cạnh phố Vine.

Lamarr ghẻ lạnh với cậu con trai lớn James Lamarr Loder lúc anh mới 12 tuổi. Quan hệ của họ đột ngột chấm dứt, và anh chuyển đến ở cùng gia đình khác. Họ không nói chuyện lại với nhau trong gần 50 năm. Lamarr loại James Loder khỏi di chúc của bà, nên anh đã đâm đơn kiện đòi kiểm soát khối tài sản trị giá 3,3 triệu đô la Mỹ mà mẹ anh để lại vào năm 2000.[55] Cuối cùng anh chấp nhận rút đơn với giá 50.000 đô la Mỹ.[56]

Trong những thập niên cuối đời, điện thoại trở thành phương tiện liên lạc duy nhất của Lamarr với thế giới bên ngoài, ngay cả với các con và bạn bè thân thiết. Bà thường nói chuyện qua điện thoại trong sáu hoặc bảy giờ một ngày, song hiếm khi dành thời gian gặp trực tiếp bất kỳ ai trong những năm cuối đời.

Qua đời

Đài tưởng niệm Hedy Lamarr tại Nghĩa trang trung tâm Viên (Nhóm 33G, Mộ số 80)

Ngày 19 tháng 1 năm 2000, Lamarr mất tại Casselberry, Florida,[57] vì bị bệnh tim, thọ 85 tuổi.[5] Con trai bà là Anthony Loder đã rải một phần tro cốt của bà tại Rừng Viên, Áo theo di nguyện của bà.[58] Năm 2014, đài tưởng niệm Lamarr được khánh thành ở Nghĩa trang trung tâm Viên.[59] Phần tro cốt còn lại của bà được chôn cất tại nơi này.[60][61]

Giải thưởng và ghi danh

Năm 1939, Lamarr được chọn là "nữ diễn viên mới triển vọng nhất" năm 1938 theo một cuộc bầu chọn do các nhà phê bình phim của Philadelphia Record tiến hành.[62] Khán giả điện ảnh Anh đã bầu Hedy Lamarr là nữ diễn viên xuất sắc thứ 10 trong năm nhờ màn thể hiện của bà trong phim Samson and Delilah vào năm 1951.[63] Năm 1960, Hedy Lamarr được ghi danh bằng một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood.[64]

Năm 1997, Lamarr và George Antheil cùng được ghi danh bằng giải người tiên phong (Pioneer Award) của Electronic Frontier Foundation.[65] Lamarr cũng là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Thành tựu tinh thần BULBIE Gnass của Hiệp hội phát minh. Giải thưởng được xem là "giải Oscar trong lĩnh vực phát minh"[66][67][68] dành cho những cá nhân dành trọn đời lao động sáng tạo trong ngành nghệ thuật, khoa học, kinh doanh hoặc sáng chế, đóng góp đáng kể cho xã hội.[69] Một năm sau, quê hương Áo của Lamarr trao cho nữ diễn viên Huân chương Viktor Kaplan của Hiệp hội chủ nhân bằng sáng chế và nhà phát minh Áo.[70]

Năm 2006, phố Hedy-Lamarr-Weg được lập nên tại Meidling (quận thứ 12 của Viên), đặt theo tên nữ diễn viên. Năm 2013, Viện quang học và thông tin lượng tử (IQOQI) đã lắp đặt một kính viễn vọng lượng tử trên gác mái của Đại học Viên, họ đặt tên chiếc kính này theo tên bà vào năm 2014.[71] Năm 2014, Lamarr được ghi danh truy tặng vào Đại sảnh danh vọng nhà phát minh quốc gia nhờ công nghệ nhảy tần.[72] Cùng năm ấy, yêu cầu chôn phần tro cốt của Lamarr tại một ngôi mộ danh dự của thành phố Viên của Anthony Loder đã được thực hiện. Ngày 7 tháng 11, bình đựng tro cốt của bà được chôn tại Nghĩa trang trung tâm Viên ở nhóm 33 G, mộ số 80, cách không xa vị trí trung tâm của mộ tổng thống.[60][61]

Ngày 9 tháng 11 năm 2015, Google ghi danh Lamarr nhân kỷ niệm 101 ngày sinh của bà, và một lần nữa ghi danh nữ diễn viên vào dịp kỷ niệm 109 ngày sinh của bà vào ngày 9 tháng 11 năm 2023 bằng một doodle.[73][74] Ngày 27 tháng 8 năm 2019, một tiểu hành tinh được đặt theo tên bà là 32730 Lamarr.[75][76] Ngày 6 tháng 8 năm 2023, các nhà sản xuất loạt phim Star Trek: Prodigy gồm Dan và Kevin Hageman đã công chiếu năm phút đầu tiên từ mùa hai của bộ phim, trình chiếu tàu USS Voyager-A lớp Lamarr mới nhằm tri ân bà.[77]

Hôn nhân và con cái

Lamarr đã kết hôn và ly dị sáu lần, và có ba người con:

  1. Friedrich Mandl (kết hôn 1933–1937) - chủ tịch của Hirtenberger Patronen-Fabrik[78]
  2. Gene Markey (kết hôn 1939–1941) - nhà biên kịch và nhà sản xuất. Bà nhận nuôi một bé trai trong cuộc hôn nhân của mình với Markey. Lamarr ghẻ lạnh cậu bé khi anh mới 12 tuổi. Quan hệ của họ đột ngột chấm dứt và họ không nói chuyện với nhau nữa trong gần 50 năm. Lamarr đã loại anh khỏi di chúc của bà.[55] Lamarr và Markey trú tại số 2727 Benedict Canyon Drive ở Beverly Hills, California trong thời gian chung sống, tại nơi có tên gọi là Điền trang Hedgerow. Họ sở hữu một chú chó giống Great Dane tên là Donner. Ngày nay, tư gia của họ vẫn còn.
  3. John Loder (kết hôn 1943–1947) là một nam diễn viên. Hai người có chung một con gái tên là Denise (cô cưới nhà văn kiêm cựu cầu thủ bóng chạy Larry Colton) và một con trai tên Anthony (từng làm việc cho họa sĩ minh họa James McMullan).[79] Anthony Loder có mặt trong bộ phim tài liệu Calling Hedy Lamarr (2004).[58]
  4. Ernest "Teddy" Stauffer (kết hôn 1951–1952) là một chủ sở hữu hộp đêm, chủ nhà hàng và cựu thủ lĩnh ban nhạc.
  5. W. Howard Lee (kết hôn 1953–1960) là một trùm dầu mỏ ở Texas. Sau khi ly hôn với Lamarr, ông cưới nữ diễn viên Gene Tierney.
  6. Lewis J. Boies (kết hôn 1963–1965) là luật sư ly hôn của Lamarr.

Sau vụ ly hôn thứ sáu và cuối cùng trong đời vào năm 1965, Lamarr vẫn sống một mình trong suốt 35 năm cuối đời. Suốt đời mình, Lamarr cho rằng con trai đầu tên James Lamarr Loder không phải con ruột mình và anh được nhân nuôi khi bà còn làm vợ của Gene Markey.[80] Tuy nhiên, nhiều năm sau, James phát hiện ra tài liệu chứng minh anh là con trai ngoài giá thú của Lamarr và John Loder - người chồng thứ ba của bà sau này.[81] Tuy nhiên, một xét nghiệm DNA được tiến hành sau đó chứng minh anh chẳng có quan hệ huyết thống nào với cả hai người.[82]

Danh sách phim

Năm Tựa phim Vai diễn Ghi chú
1930 Money on the Street Thiếu nữ Tựa gốc: Geld auf der Straße
1931 Storm in a Water Glass Thư ký Tựa gốc: Sturm im Wasserglas
The Trunks of Mr. O.F. Helene Tựa gốc: Die Koffer des Herrn O.F.
1932 No Money Needed Käthe Brandt Tựa gốc: Man braucht kein Geld
1933 Ecstasy Eva Hermann Tựa gốc: Ekstase
1938 Algiers Gaby
1939 Lady of the Tropics Manon deVargnes Carey
1940 I Take This Woman Georgi Gragore Decker
Boom Town Karen Vanmeer
Comrade X Golubka/ Theodore Yahupitz/ Lizvanetchka "Lizzie"
1941 Come Live with Me Johnny Jones
Ziegfeld Girl Sandra Kolter
H. M. Pulham, Esq. Marvin Myles Ransome
1942 Tortilla Flat Dolores Ramirez
Crossroads Lucienne Talbot
White Cargo Tondelayo
1944 The Heavenly Body Vicky Whitley
The Conspirators Irene Von Mohr
Experiment Perilous Allida Bederaux
1945 Her Highness and the Bellboy Công chúa Veronica
1946 The Strange Woman Jenny Hager Kiêm giám đốc sản xuất
1947 Dishonored Lady Madeleine Damien
1948 Let's Live a Little Tiến sĩ J.O. Loring
1949 Samson and Delilah Delilah Bộ phim đầu tiên được quay có màu
1950 A Lady Without Passport Marianne Lorress
Copper Canyon Lisa Roselle
1951 My Favorite Spy Lily Dalbray
1954 Loves of Three Queens Helen thành Troy,
Joséphine de Beauharnais,
Genevieve of Brabant
Tựa gốc: L'amante di Paride
1957 The Story of Mankind Jeanne d'Arc
1958 The Female Animal Vanessa Windsor

Xuất hiện trên đài phát thanh

Ngày phát sóng Chương trình Tập Chú thích
7 tháng 7 năm 1941 Lux Radio Theatre Algiers
29 tháng 12 năm 1941 Lux Radio Theatre The Bride Came C.O.D.
14 tháng 5 năm 1942 Command Performance Edward G Robinson Hedy Lamarr Glenn Miller [83]
5 tháng 10 năm 1942 Lux Radio Theatre Love Crazy
2 tháng 8 năm 1943 The Screen Guild Theatre Come Live with Me [84]
26 tháng 9 năm 1942 The Chase and Sanborn Hour Hedy Lamarr [85]
26 tháng 10 năm 1943 Burns and Allen Hedy Lamarr [86]
24 tháng 1 năm 1944 Lux Radio Theatre Casablanca
4 tháng 2 năm 1945 The Radio Hall of Fame Experiment Perilous [87]
19 tháng 11 năm 1951 Lux Radio Theatre Samson and Delilah

Trong văn hóa đại chúng

Trong cuốn tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer The Caine Mutiny (1952) của Herman Wouk, Hedy Lamarr được nhắc tên trong chương 37 khi Trung úy kiêm luật sư bào chữa Barney Greenwald đối mặt với Trung úy Tom Keefer tại một bữa tiệc, sau khi Trung úy Stephen Maryk được tòa tuyên bố trắng án trong vụ nổi loạn Caine.[d][88] Tác phẩm phim chế nhại đề tài Viễn Tây Blazing Saddles (1974) của Mel Brooks có một phản diện (do Harvey Korman thể hiện) tên là "Hedley Lamarr". Trong phim có một chi tiết hài là nhiều nhân vật gọi nhầm anh là "Hedy Lamarr", buộc anh phải cáu kỉnh đáp lại "Là Hedley chứ." Trong vở nhạc kịch off-Broadway Little Shop of Horrors (1982) và cả bản chuyển thể phim sau đó (1986), trong bài hát "Feed Me", Audrey II nói với Seymour rằng anh có thể cho Seymour bất kỳ điều gì anh ta muốn, kể cả "Một buổi hẹn hò với Hedy Lamarr."[89]

Trong trò chơi video Half-Life 2 (2004), chú cua thú cưng của Tiến sĩ Kleiner tên là Lamarr, đặt theo tên của nữ diễn viên.[90] Năm 2008, vở kịch off-Broadway Frequency Hopping kể về cuộc đời của Lamarr và Antheil. Vở kịch do Elyse Singer viết kịch bản và dàn dựng sân khấu. Kịch bản tác phẩm đã giành giải vở kịch mới về khoa học và công nghệ xuất sắc nhất từ STAGE.[5][91] Trong bộ phim tài liệu chế nhại The Chronoscope (2009),[92] do Andrew Legge làm đạo diễn kiêm phụ trách kịch bản, nhà khoa học hư cấu người Ireland Charlotte Keppel dường như được phỏng theo Hedy Lamarr. Bộ phim sử dụng phép châm biếm nền chính trị cực đoan ở thập niên 1930 và thuật lại câu chuyện về một nhóm phát xít hư cấu đánh cắp được một thiết bị do Keppel phát minh. Chiếc kính hiển vi này có thể nhìn thấy quá khứ, nên nhóm đã sử dụng nó để làm ra các bộ phim tuyên truyền về những anh hùng của họ trong quá khứ.

Ngày 20 tháng 5 năm 2010, Lamarr nằm trong số 150 người thuộc ngành công nghệ thông tin có mặt trong bộ phim ngắn Hiệp hội máy tính Anh phát hành.[93] Cùng năm 2010, Thư viện công cộng New York trưng bày triển lãm Thirty Years of Photography at the New York Public Library (30 năm nghề nhiếp ảnh tại Thư viện công cộng New York), đưa vào một bức ảnh chụp hình Lamarr (k. 1930) lộ ngực trần do nhiếp ảnh gia người Mỹ gốc Áo Trude Fleischmann thực hiện.[94] Năm 2011, câu chuyện về phát minh trải phổ nhảy tần của Lamarr được khám phát trong một tập thuộc chương trình Dark Matters: Twisted But True của Science Channel. Đây là loạt chương trình khám phá mặt tối của khám phá và thử nghiệm khoa học, được trình chiếu vào ngày 7 tháng 9.[95] Công trình nâng cấp bảo mật không dây của Lamarr cũng được nhắc đến trong tập ra mắt chương trình How We Invented the World của Discovery Channel.[96] Cùng năm 2011, diễn viên Anne Hathaway tiết lộ cô được biết nguyên mẫu của nhân vật Catwoman là dựa trên Lamarr, vì thế cô đã nghiên cứu mọi bộ phim của Lamarr và kết hợp một vài kỹ thuật thở của bà vào màn thể hiện nhân vật Catwoman của cô trong phim điện ảnh Kỵ sĩ bóng đêm trỗi dậy (2012).[97]

Ngày 9 tháng 11 năm 2015, nhân kỷ niệm 101 năm ngày sinh của Lamarr, Google đã tri ân sự lao động của Hedy Lamarr trong điện ảnh và đóng góp của bà cho sự tiến bộ của khoa học bằng một Google Doodle hoạt họa.[98] Năm 2016, Lamarr được miêu tả trong vở kịch off-Broadway mang tên HEDY! The Life and Inventions of Hedy Lamarr. Đây là vở kịch do một phụ nữ (Heather Massie) độc diễn.[99][100] Cùng năm 2016, vở kịch off-Broadway, chương trình độc diễn Stand Still and Look Stupid: The Life Story of Hedy Lamarr có sự tham gia diễn xuất của Emily Ebertz và do Mike Broemmel chắp bút kịch bản đã đi vào sản xuất.[101][102] Cũng trong năm ấy, nhân vật Whitney Frost trong bộ phim truyền hình Agent Carter được lấy cảm hứng từ Hedy Lamarr và Lauren Bacall.[103]

Năm 2017, diễn viên Celia Massingham thủ vai Lamarr trong tập sáu, mùa ba thuộc loạt phim truyền hình Legends of Tomorrow của The CW có tên gọi "Helen Hunt". Tập phim lấy bối cảnh tại số 1937 Hollywoodland. Tập phim được trình chiếu vào ngày 14 tháng 11 năm 2017. Cũng trong năm 2017, một bộ phim tài liệu về sự nghiệp diễn xuất và cả sự nghiệp phát minh của Lamarr có tựa đề Bombshell: The Hedy Lamarr Story, đã ra mắt tại Liên hoan phim Tribeca 2017. Bộ phim tài liệu do Alexandra Dean đạo diễn kiêm phụ trách kịch bản, và do Susan Sarandon làm nhà sản xuất.[104][27] Ngày 24 tháng 11 năm 2017, phim được trình chiếu tại các rạp, rồi được phát sóng trên chương trình American Masters của PBS vào tháng 5 năm 2018. Năm 2018, diễn viên Alyssa Sutherland thủ vai Lamarr trong tập ba, mùa hai bộ phim truyền hình Timeless của NBC, có tựa đề "Hollywoodland". Tập phim được trình chiếu vào ngày 25 tháng 3 năm 2018. Năm 2019, diễn viên kiêm nhạc sĩ Johnny Depp sáng tác một ca khúc có tên gọi "This Is a Song for Miss Hedy Lamarr" cùng Tommy Henriksen. Bài hát được đưa vào album 18 (2022) của Depp và Jeff Beck.[105] Cùng năm 2019, tác phẩm tiểu sử về Hedy Lamarr mang tên The Only Woman in the Room do Marie Benedict chắp bút được Sourcebooks Landmark xuất bản. Cuốn sách là tác phẩm bán chạy nhất của New York Times, USA Today và Cuốn sách tiêu biểu của Barnes & Noble.[106] Năm 2019, tác phẩm được vinh danh ở Đại sảnh Danh vọng của Library Reads.[107]

Năm 2021, Lamarr được nhắc đến trong tập đầu tiên của loạt phim What If...? của Marvel. Tập phim lên sóng vào ngày 11 tháng 8 năm 2021. Tháng 5 năm 2023, một tác phẩm vũ đạo có tên gọi Hedy Lamarr: An American Muse được Linze Rickles McRae thực hiện nhằm tôn vinh bà. Những người diễn cùng Linze là cô con gái Azalea McRae cùng các học trò tại trường dạy vũ đạo của bà - Nhạc viện vũ đạo Downtown ở Gadsden, AL.[108] Tháng 7 năm 2024, bối cảnh chính mùa hai loạt chương trình Star Trek Prodigy của Netflix/Nickelodeon/Paramount là tàu khoa học USS Voyager, NCC-74656-A. Đây là một loại tàu vũ trụ thuộc lớp Lamarr - phân loại tàu ghi danh những cống hiến khoa học của Lamarr.[109]

Ghi chú

  1. ^ Theo cây viết tiểu sử về Lamarr là Stephen Michael Shearer, bà sinh năm 1914, chứ không phải 1913[1]
  2. ^ Khi Lamarr ứng tuyển vai diễn, bà ít kinh nghiệm hoặc không hiểu về ghi hình phim theo kế hoach. Do quá háo hức với công việc, bà ký hợp đồng mà không đọc nó. Trong một cảnh quay ngoài trời, đạo diễn bảo bà cởi đồ, song bà phản đối và dọa bỏ việc, song ông nói nếu bà từ chối, bà sẽ trả chi phí của toàn bộ những cảnh đã ghi hình trước đó. Để trấn an bà, ông nói rằng họ đang sử dụng những "cảnh quay dài" (long shot) trong mọi trường hợp, và không để cảnh thân mật hiện rõ trên ống kính. Ở buổi xem trước tại Praha, khi ngồi kế bên đạo diễn và thấy nhiều cảnh quay cận mặt bằng ống kính tele, bà đã hét vào mặt ông vì đã lừa dối bà. Bà bỏ rạp trong nước mắt, lo lắng về phản ứng của cha mẹ và nó có thể hủy hoại sự nghiệp mới chớm nở của. Tuy nhiên, nhà quay phim của tác phẩm cho rằng bà biết sẽ có cảnh khỏa thân trong phim và không nêu ra mối lo ngại trong lúc ghi hình.[13]
  3. ^ nguyên văn: "I am Tondelayo. I make tiffin for you?"
  4. ^ "You’ll retire old and full of fat fitness reports. You’ll publish your novel proving that the Navy stinks, and you’ll make a million dollars and marry Hedy Lamarr. No letter of reprimand for you, just royalties on your novel." [Khi nghỉ hưu anh sẽ già nua và nhận đầy báo cáo về sức khỏe. Anh sẽ đăng tiểu thuyết chứng minh Hải quân thật tệ hại, anh sẽ kiếm được một triệu đô la và cưới Hedy Lamarr. Chẳng có lá thư nào khiển trách anh cả, chỉ có tiền bản quyền anh kiếm được từ tiểu thuyết mà thôi.]

Tham khảo

  1. ^ Shearer 2010, tr. 8.
  2. ^ Sterling, Christopher H. (2008). Military Communications: From Ancient Times to the 21st Century. Bloomsbury Academic. ISBN 9781851097326.
  3. ^ Quackenbush, James L.; O'Brien, John P. (1920). “The City of New York against Bridge Operating Company”. Supreme Court, Appellate Division- First Department. New York City: The Hecla Press. tr. 17.
  4. ^ Winklbauer, Andrea (21 tháng 9 năm 2020). “Zinshaus, Villa und Palais – Eine Tour zu Hedy Lamarrs Wiener Lebensorten”. Jüdisches Museum Wien (bằng tiếng Đức).
  5. ^ a b c d e f g h i Shearer, Stephen Michael (2010). Beautiful: The Life of Hedy Lamarr. Thomas Dunne Books. ISBN 978-0-312-55098-1. OCLC 471817029.
  6. ^ Loacker, Armin (2001). Ekstase (bằng tiếng Đức). Filmarchiv Austria. ISBN 978-3-901932-10-6.
  7. ^ Barton 2010, tr. 12–13.
  8. ^ Alexandra Dean (film director), Hedy Lamarr, Jennifer Hom, Mel Brooks (24 tháng 11 năm 2017). Bombshell: The Hedy Lamarr Story (Biographical documentary film). Zeitgeist Films; Kanopy. Event occurs between 07:05-08.00. OCLC 1101944158.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ USA Science & Engineering Festival (2014). “Role Model in Science & Engineering Achievement”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ Barton 2010, tr. 16–19.
  11. ^ Barton 2010, tr. 21–22.
  12. ^ Barton 2010, tr. 25.
  13. ^ a b c “A Candid Portrait of Hedy Lamarr”. Liberty (bằng tiếng Anh): 18–19. tháng 12 năm 1938.
  14. ^ “Czech Film Series 2009–2010 – Gustav Machatý:Ecstasy” (PDF) (bằng tiếng Anh). Russian & East European Institute, Indiana University. 2 tháng 9 năm 2009. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2013.
  15. ^ Morandini, Laura; Morandini, Luisa; Morandini, Morando (2009). Il Morandini 2010: dizionario dei film [The Morandini 2010 Dictionary of Films] (bằng tiếng Ý). Bologna: Zanichelli. tr. 493. ISBN 978-88-08-20183-6. OCLC 475597884.
  16. ^ “A Movie Star, Some Player Pianos, and Torpedoes” (bằng tiếng Anh). Trung tâm Lemelson. 22 tháng 11 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2024.
  17. ^ “Hedy Lamarr: Inventor of more than the 1st theatrical-film orgasm”. Los Angeles Times (bằng tiếng Anh). 28 tháng 11 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  18. ^ Rhodes 2012, tr. 28-29.
  19. ^ “Happy 100th birthday, Hedy Lamarr, movie star who paved way for Wi-Fi” (bằng tiếng Anh). CNET. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  20. ^ a b Friedrich, Otto (1997). City of Nets: A Portrait of Hollywood in the 1940s (bằng tiếng Anh) . Berkeley and Los Angeles: University of California Press. tr. 12–13. ISBN 0-520-20949-4.
  21. ^ “Hedy Lamarr's Great Escape”. Knowledge Nuts.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  22. ^ Severo, Richard (20 tháng 1 năm 2000). “Hedy Lamarr, Sultry Star Who Reigned in Hollywood of 30s and 40s, Dies at 86”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  23. ^ a b The Eddie Mannix Ledger, Los Angeles: Margaret Herrick Library, Center for Motion Picture Study.
  24. ^ Graham, Jane (8 tháng 3 năm 2018). “Susan Sarandon: "Hedy Lamarr was so strong, as well as brilliant". Big Issue. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  25. ^ a b 'Most Beautiful Woman' By Day, Inventor By Night” (bằng tiếng Anh). NPR. 22 tháng 11 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  26. ^ “Filmography for Hedy Lamarr” (bằng tiếng Anh). Turner Classic Movies. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  27. ^ a b "Bombshell: Interview with Richard Rhodes on Hedy Lamarr" Lưu trữ tháng 4 19, 2017 tại Wayback Machine, Sloan Science and Film, April 18, 2017.
  28. ^ Barton 2010, tr. 97.
  29. ^ Scholtz, Robert A. (tháng 5 năm 1982). “The Origins of Spread-Spectrum Communications”. IEEE Transactions on Communications (bằng tiếng Anh). 30 (5): 822. Bibcode:1982ITCom..30..822S. doi:10.1109/tcom.1982.1095547.
  30. ^ Price, Robert (tháng 1 năm 1983). “Further Notes and Anecdotes on Spread-Spectrum Origins”. IEEE Transactions on Communications (bằng tiếng Anh). 31 (1): 85. doi:10.1109/tcom.1983.1095725.
  31. ^ Wayne, Robert L (2014). 'Moses' Speaks to His Grandchildren (bằng tiếng Anh). Dog Ear Publishing. tr. 19. ISBN 978-1-4575-3321-1.
  32. ^ Balio, Tino (2009). United Artists: The Company Built by the Stars. University of Wisconsin Press. ISBN 978-0-299-23004-3.
  33. ^ Haskell, Molly (10 tháng 12 năm 2010). “European Exotic”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  34. ^ a b “A Beautiful Mind”. Segulamag.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  35. ^ a b Butler, Alun (tháng 6 năm 1999). “Hedy Lamarr, Movie Star (and Inventor of torpedo-control”. Naval Historical Review (bằng tiếng Anh). June 1999. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  36. ^ “Hedy Lamarr – actor, inventor, amateur engineer”. The Science Show (bằng tiếng Anh). 5 tháng 7 năm 2014. 7 phút. Radio National.
  37. ^ Rothman, Tony (Jan–Feb 2019). “Random Paths to Frequency Hopping”. American Scientist (bằng tiếng Anh). 107 (1): 46. doi:10.1511/2019.107.1.46. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.Quản lý CS1: định dạng ngày tháng (liên kết)
  38. ^ Rhodes 2012, tr. 169.
  39. ^ Hedy Lamarr: Actress and inventor (bằng tiếng Anh). ABC News. 25 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  40. ^ “Hedy Lamarr: Movie star, inventor of WiFi” (bằng tiếng Anh). CBS News. 20 tháng 4 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  41. ^ USPTO. “Patent 2,292,387 Full Text”. United States Patent and Trademark Office. USPTO. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  42. ^ Blackburn, Renée (22 tháng 12 năm 2017). “The secret life of Hedy Lamarr Bombshell: The Hedy Lamarr Story Alexandra Dean, director Reframed Pictures, 2017”. Science (bằng tiếng Anh). 358 (6370): 1546. doi:10.1126/science.aar4304. ISSN 0036-8075.
  43. ^ a b Minh Trang (22 tháng 9 năm 2019). “Cuộc đời lạ thường của người phụ nữ 'đẹp nhất thế giới'. VnExpress. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  44. ^ Huỳnh Dũng (29 tháng 4 năm 2022). “Nhà phát minh công nghệ WiFi - Nữ minh tinh Hollywood Hedy Lamarr: Thiên tài sáng chế”. Dân Việt. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  45. ^ Tử Huy (10 tháng 5 năm 2023). “Cuộc đời bi kịch của 'người phụ nữ đẹp nhất thế giới' phát minh ra Wifi”. VietNamNet. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  46. ^ The Merv Griffin Show (bằng tiếng Anh). 1 tháng 6 năm 1970. Get TV.
  47. ^ “Hedy Lamarr Loses Fight to Stop Autobiography”. The Tuscaloosa News (bằng tiếng Anh). 27 tháng 9 năm 1966. tr. 12. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024 – qua Google Newspapers.
  48. ^ “Google Doodle of the day: Who is Hedy Lamarr?”. Palm Beach Post (bằng tiếng Anh). 9 tháng 11 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  49. ^ Salamone, Debbie (24 tháng 10 năm 1991). “Hedy Lamarr Won't Face Theft Charges If She Stays In Line”. Orlando Sentinel. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2010.
  50. ^ Barton 2010, tr. 220.
  51. ^ “Hedy Lamarr Sues Corel”. Hedy Lamarr News (bằng tiếng Anh). 7 tháng 4 năm 1998. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  52. ^ Sprenger, Polly (30 tháng 11 năm 1998). “Corel Caves to Actress Hedy Lamarr”. Wired News (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  53. ^ “Hedy Lamarr” (bằng tiếng Anh). Hollywood Chamber of Commerce. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  54. ^ “Hedy Lamarr” (bằng tiếng Anh). Los Angeles Times Hollywood Star Project. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  55. ^ a b Stutzman, Rene (30 tháng 10 năm 2000). “Court To Weigh Plea Of Lamarr's Estranged Son”. Orlando Sentinel (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  56. ^ Stutzman, Rene (26 tháng 1 năm 2001). “Hedy Lamarr's Adopted Son Trades Claim To Estate For $50,000”. Orlando Sentinel. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  57. ^ Moore, Roger (20 tháng 1 năm 2000). “Hedy Lamar: 1913–2000”. Orlando Sentinel (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  58. ^ a b “Calling Hedy Lamarr” (bằng tiếng Anh). Mischief Films. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  59. ^ “Memorial to Hollywood pin-up”. thelocal.at (bằng tiếng Anh). The Local Austria. 7 tháng 11 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  60. ^ a b Presse-Service (7 tháng 11 năm 2014). “Archivmeldung: Hedy Lamarr erhält Ehrengrab der Stadt Wien”. Presseservice der Stadt Wien (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  61. ^ a b “Verstorbenensuche Detail – Friedhöfe Wien – Friedhöfe Wien”. friedhoefewien.at (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  62. ^ “Philly's Best”. Boxoffice (bằng tiếng Anh): 30-C. 7 tháng 1 năm 1939.
  63. ^ “Anna Neagle's Film Award”. The Mercury (bằng tiếng Anh). 10 tháng 5 năm 1951. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  64. ^ “Hedy Lamarr”. Đại lộ Danh vọng Hollywood (bằng tiếng Anh). 25 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  65. ^ “Movie Legend Hedy Lamarr to be Given Special Award at EFF's Sixth Annual Pioneer Awards” (Thông cáo báo chí) (bằng tiếng Anh). Electronic Frontier Foundation. 11 tháng 3 năm 1997. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  66. ^ “1940's Film Goddess Hedy Lamarr Responsible For Pioneering Spread Spectrum”. INVENTION CONVENTION ® – Gateway to the World of Inventing. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2018.
  67. ^ “Hedy Lamarr: Invention of Spread Spectrum Technology”. women-inventors.com. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2018.
  68. ^ Dolor, Danny. “The other side of Hedy Lamarr”. Philstar.com. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2022.
  69. ^ “Honorary grave for Hollywood pin-up”. 7 tháng 11 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2014.
  70. ^ Peterson, Barbara Bennett (tháng 4 năm 2001), “Lamarr, Hedy”, American National Biography
  71. ^ “Auf den Spuren einer Hollywood-Diva” [In the footsteps of a Hollywood diva] (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021 – qua PressReader.
  72. ^ “Inductee Detail | National Inventors Hall of Fame”. National Inventors Hall of Fame. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2018.
  73. ^ “Hedy Lamarr: Ein Kino-Orgasmus, eine bahnbrechende Erfindung, 101. Geburtstag”. GIGA (bằng tiếng Đức). 9 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
  74. ^ Nhi Ong (9 tháng 11 năm 2015). “Hedy Lamarr là ai và vì sao bà được Google tôn vinh?”. Harper's Bazaar Vietnam. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  75. ^ “IAU Minor Planet Center”. minorplanetcenter.net. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
  76. ^ “Small-Body Database Lookup”. ssd.jpl.nasa.gov. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
  77. ^ “First Look Star Trek: Prodigy - Season 2, Episode 1”. startrek.com. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2024.
  78. ^ Ivanis, Daniel J. “The stars come out: Recruiting ad featuring Hedy Lamarr creates 'buzz't”. Boeing Frontiers (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  79. ^ To Tell The Truth. Mùa 11. Tập 32 (bằng tiếng Anh). 18 tháng 9 năm 1966. CBS.
  80. ^ “Hedy Lamarr Biography”. Biography.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  81. ^ Hoffman, Bill (5 tháng 2 năm 2001). “Hedy News: Lamarr's Son Not Adopted”. New York Post (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  82. ^ Kane, Hannah (tháng 3 năm 2017). “Bombshell: The Hedy Lamarr Story Unveils a Scientific Innovator and Feminist Ahead of Her Time”. The Phoenix (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  83. ^ “Vintage Radio Shows”. Vintageradioshows.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  84. ^ “Come Live with Me”. The Screen Guild Theater (bằng tiếng Anh). 2 tháng 8 năm 1943. CBS.
  85. ^ The Chase and Sanborn Hour (bằng tiếng Anh). 26 tháng 9 năm 1943. CBS.
  86. ^ The George Burns and Gracie Allen Show (bằng tiếng Anh). 26 tháng 10 năm 1943. CBS.
  87. ^ “Vintage Radio Shows”. Vintageradioshows.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  88. ^ Woulk, Herman (1951). The Caine Mutiny. Doubleday. tr. 464. ISBN 978-0761543640. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2020 – qua Internet Archive.
  89. ^ Alan Menken (Ft. Lee Wilkof & Ron Taylor) – Sudden Changes/ Feed Me (Git it) (bằng tiếng Anh), Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2018, truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2018
  90. ^ Hodgson, David (23 tháng 11 năm 2004). Half-Life 2: Raising the bar. Prima Games. tr. 124. ISBN 978-0761543640. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2020 – qua Google Books.
  91. ^ “Frequency Hopping”. Hourglass Group. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2015.
  92. ^ Legge, Andrew (2009). “The Chronoscope”. Fastnet Films. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2022.
  93. ^ “BCS launches celebrity film campaign to raise profile of the IT industry”. BCS. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2014.
  94. ^ “Trude Fleischmann (American, 1895–1990): "Hedy Lamarr". Recollection: Thirty Years of Photography at the New York Public Library. New York Public Library. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2015.
  95. ^ “Positively Poisonous, Medusa's Heroin, Beauty and Brains”. Dark Matters: Twisted But True. Mùa 2. Tập 5. 7 tháng 9 năm 2011. Science Channel. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2013.
  96. ^ Genzlinger, Neil (18 tháng 3 năm 2013). “On the Origins of Gadgets”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2015.
  97. ^ 'Dark Knight Rises' star Anne Hathaway: 'Gotham City is full of grace'. Los Angeles Times. 29 tháng 12 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2012.
  98. ^ “Hedy Lamarr's 101st birthday”. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2017.
  99. ^ 'HEDY! The Life & Inventions of Hedy Lamarr' Extended by Popular Demand Lưu trữ tháng 1 31, 2017 tại Wayback Machine, broadwayworld.com, October 28, 2016.
  100. ^ C. E. Gerber, "HEDY! : The Life and Inventions of Hedy Lamarr Review – Simple and Effective" Lưu trữ tháng 2 2, 2017 tại Wayback Machine, lasplash.com, November 14, 2016.
  101. ^ “Stand Still & look Stupid – A play in three acts”. The Life Story of Hedy Lamarr. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2018.
  102. ^ Varnum, Janet (5 tháng 3 năm 2018). “STAND STILL AND LOOK STUPID”. The Ark Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2018.
  103. ^ Topel, Fred (6 tháng 8 năm 2015). “Exclusive: 'Marvel's Agent Carter' Producers on Season Two Villain, Hollywood Setting, and Action”. /Film. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2015.
  104. ^ Thorpe, Vanessa (12 tháng 11 năm 2017). “Film tells how Hollywood star Hedy Lamarr helped to invent wifi”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2017.
  105. ^ Colothan, Scott (30 tháng 5 năm 2022). “Johnny Depp performs four songs with Jeff Beck at Sheffield concert – watch”. Planet Rock. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2022.
  106. ^ “The Only Woman in the Room|Paperback”. Barnes & Noble (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2022.
  107. ^ “Marie Benedict”. LibraryReads (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2022.
  108. ^ Sutton, Holy (10 tháng 5 năm 2023). “DDC's latest production spotlights actress/inventor Hedy Lamarr”. The Gasden Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.
  109. ^ Donaldson, Mark (7 tháng 8 năm 2023). “Voyager-A: Every Change Confirmed To Star Trek's Original”. Screen Rant (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2024.

Đọc thêm

Liên kết ngoài