Bước tới nội dung

Germani tetrafluoride

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Germani tetrafluoride
Cấu trúc của germani tetrafluoride
Danh pháp IUPACGermanium tetrafluoride
Tetrafluorogermane
Tetrafluoridogermanium
Tên khácGermani(IV) fluoride
Germanic fluoride
Nhận dạng
Số CAS7783-58-6
PubChem82215
Số EINECS232-011-3
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Ge+4].[F-].[F-].[F-].[F-]

Thuộc tính
Công thức phân tửGeF4
Khối lượng mol148,634 g/mol
Bề ngoàiKhí không màu
Mùigiống tỏi
Khối lượng riêng6,074 g/L (khí), 2,46 g/mL (lỏng)[1]
Điểm nóng chảy −15 °C (258 K; 5 °F) (4 bar)
Điểm sôi −36,5 °C (236,7 K; −33,7 °F) (thăng hoa)
Độ hòa tan trong nướcphản ứng
MagSus-50,0·10-6 cm³/mol
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhtính phản ứng cao
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Germani tetrafluoride là một hợp chất vô cơ có thành phần chính gồm hai nguyên tố là germaniflo, với công thức hóa học được quy định là GeF4. Hợp chất này tồn tại dưới dạng thức là một chất khí không màu, được hình thành bằng tạo phản ứng giữa germani với flo hoặc germani dioxide (GeO2) với axit flohydric (HF). Germani đifluoride cũng có thể được tổng hợp bằng phản ứng của germani tetrafluoride với bột germani ở mức nhiệt độ 150–300 ℃.[2]

Tổng hợp

[sửa | sửa mã nguồn]

Germani tetrafluoride có thể được điều chế bằng phản ứng của germani với flo hoặc hydro fluoride:

Ge + 2F2 → GeF4

Nó cũng được hình thành trong quá trình nhiệt phân của muối phức BaGeF6:[3]

Ba(GeF6) → GeF4↑ + BaF2

Tính chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Germani tetrafluoride là một hợp chất tồn tại dưới dạng thức là một loại khí không cháy, tạo khói mạnh và có mùi tương tự mùi tỏi. Hợp chất này phản ứng với nước để tạo thành hai hợp chất khác là axit flohydric và germani dioxide. Phân tử germani tetrafluoride phân hủy ở nhiệt độ trên 1000 ℃.[4]

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Kết hợp với đisilan, germani tetrafluoride được sử dụng để tổng hợp SiGe.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Germanium(IV) fluoride. sigmaaldrich.com
  2. ^ Greenwood, N. N.; Earnshaw, A. (1998). Chemistry of the Elements (second edition). Butterworth Heinemann. tr. 376–377. ISBN 0-7506-3365-4.
  3. ^ Georg Brauer: Handbuch der Präparativen Anorganischen Chemie
  4. ^ Germaniumtetrafluorid Lưu trữ 2017-12-31 tại Wayback Machine. IFA Database