Bước tới nội dung

Chuỗi trận Bảy ngày

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chuỗi trận Bảy Ngày
Một phần của Nội chiến Hoa Kỳ

McClellan và Lee, 2 viên tư lệnh của Chuỗi trận Bảy ngày
Thời gian25 tháng 61 tháng 7 năm 1862
Địa điểm
Kết quả Liên minh miền Nam chiến thắng
Tham chiến
Hoa Kỳ Liên bang miền Bắc Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Liên minh miền Nam
Chỉ huy và lãnh đạo
Hoa Kỳ George B. McClellan Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Robert E. Lee
Thành phần tham chiến
Binh đoàn Potomac Binh đoàn Bắc Virginia
Lực lượng
104.100[1] 92.000[2]
Thương vong và tổn thất
15.855
(1.734 chết,
 8.066 bị thương,
 6.055 bị bắt/mất tích)[3]
20.204
(3.494 chết,
 15.758 bị thương,
 952 bị bắt/mất tích)[4]

Chuỗi trận Bảy Ngày gồm một loạt 6 trận đánh kịch liệt diễn ra trong 7 ngày từ 25 tháng 6 đến 1 tháng 7 năm 1862 ở gần Richmond, Virginia trong Nội chiến Hoa Kỳ, khi tướng Robert E. Lee chỉ huy quân miền Nam tiến ra chặn đánh binh đoàn Potomac của tướng miền Bắc George B. McClellan lúc này đang kéo đến uy hiếp thủ phủ Liên minh miền Nam. Sau 6 trận đánh trong 7 ngày, tướng Lee chiến thắng. Quân miền Bắc bị đánh bật ra khỏi vùng Richmond và phải rút khỏi bán đảo Virginia. Chuỗi trận này hay bị gọi nhầm là Chiến dịch Bảy ngày, nhưng thực ra nó chỉ là phần đỉnh điểm của Chiến dịch Bán đảo chứ không là một chiến dịch riêng biệt theo đúng nghĩa.

Chuỗi trận mở màn ngày 25 tháng 6 năm 1862 với cuộc tấn công nhỏ của quân miền Bắc trong trận Oak Grove. Nhưng sau đó McClellan đã nhanh chóng bị mất thế chủ động khi quân miền Nam bắt đầu phản công mãnh liệt tại rạch Beaver Dam (Mechanicsville) ngày 26 và tại Gaines's Mill ngày 27. Trong hai ngày 27-28 tháng 6, quân của tướng Lee tiếp tục công kích tại các đồn điền của Garnett và Golding, rồi tấn công đội hậu quân của miền Bắc tại Savage's Station ngày 29 tháng 6. McClellan phải kéo binh đoàn Potomac tiếp tục rút về Harrison's Landing trên sông James. Cơ hội cuối cùng của Lee nhằm chặn bắt toàn bộ quân miền Bắc là trong trận Glendale ngày 30 tháng 6, nhưng do việc thi hành mệnh lệnh không tốt nên quân miền Nam đã để đối phương chạy thoát được, kéo về đóng trại phòng thủ tại vị trí Malvern Hill. Ngày 1 tháng 7, tướng Lee cố xua quân mở cuộc tấn công trực diện, đánh rấn vào Malvern Hill nhưng bị tổn thất nặng nề vì bộ binh và pháo binh quân miền Bắc phòng thủ vững chắc, đánh tan tác các đội quân miền Nam đang tiến tới. Trong đám tử trận có binh sĩ miền Nam Edwin Jennison mới 16 tuổi.

Sau 7 ngày chiến đấu, tướng McClellan kéo quân miền Bắc chạy thoát an toàn về sông James, tổn thất gần 16.000 binh sĩ. Bên kia, tướng Lee phá được chiến dịch tấn công của McClellan nhưng mất hơn 20.000 quân. Ông tin rằng McClellan sẽ không thể đe dọa Richmond được nữa, nên đã quyết định kéo quân đánh lên miền Bắc trong hai chiến dịch Bắc VirginiaMaryland.

Bối cảnh: chiến dịch Bán đảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Lực lượng hai bên

[sửa | sửa mã nguồn]

Gần 200 nghìn tướng sĩ tham gia chiến cuộc 7 ngày, nhưng hoặc vì thiếu kinh nghiệm hay quá cẩn thận, các tướng chỉ huy không huy động binh lính nhiều đủ để đánh trận quyết định.

Liên minh miền Nam


Robert E. Lee
Tổng chỉ huy
Binh đoàn Bắc Virginia
92.000 binh sĩ

Liên bang miền Bắc


George B. McClellan
Tổng chỉ huy
Binh đoàn Potomac
~104.000 binh sĩ

Stonewall Jackson
Charles S. Winder
Richard S. Ewell
William H. C. Whiting
D.H. Hill.

Edwin V. Sumner
Binh đoàn II:
Israel B. Richardson
John Sedgwick.

A.P. Hill
Charles W. Field
Maxcy Gregg
Joseph R. Anderson
Lawrence O'Bryan Branch
James J. Archer
William Dorsey Pender.

Samuel P. Heintzelman
Binh đoàn III
Joseph Hooker
Philip Kearny.

James Longstreet
James L. Kemper
Richard H. Anderson
George E. Pickett
Cadmus M. Wilcox
Roger A. Pryor
Winfield Scott Featherston.

Erasmus D. Keyes
Binh đoàn IV
Darius N. Couch
John J. Peck.

John B. Magruder
Lafayette McLaws
David R. Jones
Howell Cobb.

Fitz John Porter
Binh đoàn V
George W. Morell
George Sykes
George A. McCall.

Benjamin Huger
William Mahone
Ambrose R. Wright
Lewis A. Armistead
Robert Ransom, Jr.

William B. Franklin
Binh đoàn VI
Henry W. Slocum
William F. "Baldy" Smith.

Theophilus H. Holmes
Junius Daniel
John G. Walker
Henry A. Wise
J.E.B. Stuart.

Philip St. George Cooke
Silas Casey.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sears, Gates of Richmond, trg 195: "vào ngày 26 tháng 6, quân đoàn của Porter có 28.100 quân; ở phía nam sông Chickahominy, bốn quân đoàn khác có 76.000 quân." Rafuse, trg 221, thì dẫn rằng có 101.434 quân miền Bắc.
  2. ^ Sears, Gates of Richmond, trg 195: "vào ngày 26 tháng 6, Magruder và Huger có 28.900 quân ở phía nam sông Chickahominy; Longstreet, A.P. Hill, D.H. Hill, Jackson, và một phần lữ đoàn kỵ binh của Stuart, 55.800 quân; lực lượng dự bị của Holmes, 7.300 quân." Rafuse, trg 221, thì dẫn rằng có tổng cộng 112.220 quân miền Nam sau khi lực lượng của Jackson đến.
  3. ^ Sears, Gates of Richmond, trg 345.
  4. ^ Sears, Gates of Richmond, trg 343.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]