Bước tới nội dung

Mamluk

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Chiến binh Mamluk)
Một quý tộc Mamluk từ Aleppo
Một chiến binh Mamluk tại Ai Cập.

Mamluk (tiếng Ả Rập: مملوك mamlūk (số ít), مماليك mamālīk (số nhiều), nghĩa là "tài sản" hay "nô lệ" của một vị vua; cũng chuyển tự thành mamluq, mameluk, mamaluke, marmeluke hay mamluke) là một người lính nô lệ cải sang Hồi giáo và phục vụ các khalip Hồi giáo trong suốt thời kỳ Trung Cổ. Qua thời gian, họ trở thành một lực lượng quân sự mạnh mẽ thường đánh bại các đội quân Thập tự chinh châu Âu. Và hơn một lần, họ đã có cơ hội nắm lấy quyền lực cho mình; ví dụ như sự thống trị Ai Cập trong giai đoạn các vua Mamluk từ 1250 đến 1517.

Khái quát chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Những chiến binh mamluk đầu tiên đã phục vụ cho các khalip Abbasid vào cuối thế kỷ thứ 9 tại Bagdad. Chế độ Mamluk là một sự tiến triển từ chế độ tiền thân, chế độ Ghulam - được sáng tạo ra bởi khalip al-Mu’tasim, ở những nơi mà tù binh chiến tranh trở thanh trở thành những binh đoàn cận vệ cho khalip. Chế độ Ghulam kết thúc trong thảm họa vào những năm 860 với vụ ám sát 4 khalip, và hệ thống Mamluk được tạo ra trên những tàn tích của nó. Sự khác nhau chính là những chiến binh Mamluk bị bắt giữ từ nhỏ và sau đó được đào tạo theo khuôn mẫu của thế giới Hồi giáo để bảo đảm lòng trung thành với chủ của mình. Người Abbasid "tuyển mộ" (thực tế là nô dịch hóa) họ phần lớn là từ những vùng đất gần Kavkaz (chủ yếu là người Circassiangười Gruzia) trong nhưng giai đoạn sớm hơn, và sang thế kỷ 13-14 thì họ từ những vùng phía bắc của Biển Đen. Hệ thống mamluk mang đến cho những người thống trị các đội quân không có liên hệ gì với bất kỳ kết cấu quyền lực nào đã thiết lập. Những chiến binh địa phương không phải là mamluk thường trung thành với lãnh tụ bộ lạc, gia đình, hay những nhà quý tộc của mình hơn là với các sultan (hoàng đế ở một số nước Hồi giáo) hay khalip (hoàng đế toàn Hồi giáo). Nếu một người chỉ huy có âm mưu chống lại thủ lĩnh của mình, thì sẽ là bất khả thi khi xử lý âm mưu này mà không gây ra tình trạng náo động trong giới quý tộc. Những đội quân nô lệ mamluk là những người xa lạ có địa vị thấp nhất, những người này không thể mưu đồ chống lại thủ lĩnh và cũng có thể dễ dàng bị trừng phạt nếu gây ra rắc rối, khiến cho họ trở thành một tài sản quân sự quý giá.

Một kỵ binh Mamluk, tranh vẽ năm 1810

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi những mamluk cải sang đạo Hồi, nhiều người được huấn luyện trở thành kỵ binh. Mamluk phải làm theo tiếng gọi của furusiyya, một chuẩn mực đạo đức bao gồm nhiều giá trị như lòng dũng cảm, sự khoan dung, và ngoài ra là các chiến thuật của kỵ binh, thuật cưỡi ngựa, bắn tên và điều trị thương tích,… Các chiến binh Mamluk sống trong những nơi đồn trú của mình và dành phần lớn thời gian ở cùng với nhau. Thú tiêu khiển của họ bao gồm các sự kiện thể thao như cuộc thi bắn cung và cuộc trình diễn kỹ năng cưỡi ngựa chiến đấu ít nhất là 2 lần trong 1 tuần. Sự huấn luyện nghiêm khắc và chuyên sâu của mỗi tân binh mới tuyển mộ giúp bảo đảm sự liên tiếp trong thời gian tập luyện của mamluk. Khi mà trên thực tế sau khi được đào tạo, họ không còn là nô lệ nữa, họ vẫn bị bắt buộc phải phụng sự sultan. Sultan giữ riêng họ như một lực lượng ngoài cuộc, dưới sự chỉ huy trực tiếp của ông, để sử dụng trong trường hợp có những xích mích với các bộ lạc địa phương. Sultan cũng có thể đưa họ đến những vùng đất cách xa thế giới Hồi giáo của bán đảo Iberia. Các sultan có một số lượng lớn các chiến binh mamluk, nhưng ít hơn các amir (tiểu vương Ả Rập) có thể có cho riêng mình. Nhiều chiến binh mamluk tiến lên những vị trí cao trên khắp đế chế, bao gồm cả chức chỉ huy quân đội. Địa vị của họ không được mang tính cha truyền con nối và những người con trai hoàn toàn bị ngăn cản việc kế tục cha mình. Tuy nhiên qua thời gian, tại một số nơi như Ai Cập, lực lượng mamluk trở thành mắt xích của kết cấu quyền lực hiện thời và giành được tầm quan trọng đầy ý nghĩa về ảnh hưởng đối với quyền lực. Một sự tiến triển tương tự cũng xảy ra ở đế chế Ottoman với lực lượng cấm vệ quân Janissary.

Quyền lực của Mamluk tại Ai Cập

[sửa | sửa mã nguồn]
Mamluk
Lãnh thổ Mamluk Ai Cập khoảng năm 1450.
Hoạt động1250–1517
Phục vụĐế chế Ottoman
Phân loạiChiến sĩ Hồi giáo Cận Đông
Tổng bộAi Cập
Màu sắcVàng
Tham chiếnCác cuộc Thập tự chinh

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc của các sultan Mamluk ở Ai Cập bắt đầu từ triều đình Ayyubid khi Saladin (Salah al-Din) thiết lập năm 1174. Với người chú Shirkuh của mình, ông chinh phạt Ai Cập cho vua Zengid là Nur al-Din năm 1169. Vào năm 1189, sau khi chiếm giữ Jerusalem, Saladin củng cố sự kiểm soát trên khắp Trung Đông. Sau khi Saladin chết, những người con trai của ông lao vào tranh chấp nhau để phân chia đế chế, và mỗi người đều cố gắng tập trung quanh mình những đoàn cận vệ mamluk ngày một lớn hơn. Vào năm 1200 người em trai của Saladin là Al-Adil nối ngôi ông và kiểm soát toàn bộ đế chế bằng cách đánh bại, giết chết hoặc giam cầm những người anh em khác và những đứa cháu của mình. Với mỗi chiến thắng, Al-Adil lại sáp nhập những đội quân mamluk bị đánh bại vào quân của mình. Quá trình này được lặp lại với cái chết của Al-Adil năm 1218 và của con trai ông năm 1238. Nhà Ayyubid bị chi phối bởi các lực lượng mamluk và chẳng mấy chốc đã kết nạp họ vào những hoạt động chính trị trên triều đình của vương quốc. Vào năm 1315, các chiến binh Mamluk xâm chiếm và chế ngự được một phần lớn của Nubia, nhưng sức mạnh vẫn giữ nguyên với việc một hoàng thân Nubia cải từ đạo Chính thống sang đạo Hồi.

Quân Pháp tấn công và Mamluk tiếp quản

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 6 năm 1249, Cuộc thập tự chinh thứ bảy dưới sự lãnh đạo của vua Louis IX của Pháp đổ bộ vào Ai Cập và chiếm Damietta. Quân Ai Cập rút lui ngay từ đầu. Khi sultan Ai Cập As-Salih Ayyub chết, quyền lực chuyển một thời gian ngắn cho con trai ông là Turanshah và sau đó là người vợ yêu quý của ông Shajar Al-Dur (hay Shajarat-ul-Dur). Bà đã giành quyền kiểm soát với sự ủng hộ của các chiến binh mamluk và tiến hành một cuộc phản công. Đội quân do Baibars chỉ huy đã đánh bại quân của vua Louis. Vị vua này đã trì hoãn rút quân quá lâu và bị các Mamluk bắt giữ vào tháng 3 năm 1250 và đồng ý trả tiền chuộc 400.000 livrơ (150.000 trông số đó không bao giờ được trả). Áp lực chính trị của việc người đứng đầu là phụ nữ đã khiến Shajar kết hôn với người lãnh đạo mamluk là Aybak, ông này sau đó bị giết trong phòng tắm của mình, và quyền lực sau đó được quan phó nhiếp chính Qutuz nắm lấy. Ông chính thức lập ra triều đại Bahrivương triều Mamluk đầu tiên.

Hình vẽ một Mamluk năm 1779

Những chiến binh Mamluk và người Mông Cổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi quân Mông Cổ của Húc Liệt Ngột tàn phá và cướp bóc Bagdad năm 1258 và tiến xa về hướng Syria, emir Mamluk là Baybars đã rời Damascus tới Cairo nơi ông được tiếp đón bởi sultan Qutuz. Sau khi hạ thành Damascus, Húc Liệt Ngột yêu cầu Qutuz giao nộp Ai Cập nhưng Qutuz đã giết sứ giả của Húc Liệt Ngột và với sự giúp sức của Baibars, huy động quân đội của mình. Mặc dù Húc Liệt Ngột phải trở về phía Đông khi Đại Hãn Mông Kha tử thương trong trận đánh với quân Nam Tống, ông để tướng của mình là Kitbuqa ở lại tấn công. Qutuz nhử quân Mông Cổ vào trong một ổ phục kích gần sông Orontes, đánh họ thảm bại trong trận Ain Jalut, bắt giữ và hành quyết Kitbuqa. Sau chiến thắng vĩ đại này, Qutuz bị ám sát. Người ta nói rằng Baybars I, người nắm lấy quyền lực đã dính dáng đến vụ ám sát. Trong những thế kỷ tiếp theo quyền lực thường được chuyển giao theo cách này: thời gian trị vì trung bình của một vua Mamluk là 7 năm. Những chiến binh Mamluk đánh bại người Mông Cổ lần thứ hai tại Homs vào năm 1260 và bắt đầu đẩy họ về phía đông. Trong quá trình này, họ thống nhất quyền lực vượt qua Syria, củng cố miền đất này, thiết lập quan hệ ngoại giao giữa các hoàng thân địa phương. Quân đội của Baybars tấn công Acre năm 1263, chiếm giữ Caesaria năm 1265 và thảm sát dân cư ở Antioch n��m 1268. Mamluk cũng đánh bại cuộc tấn công của Mông Cổ vào Syria các năm 1271, 1281 (trận Homs lần thứ hai). Họ bị thất trận trước quân Mông Cổ và các đồng minh Cơ Đốc giáo trong trận Wadi al-Khazandar năm 1299. Tuy nhiên, trong các năm 1303/04, 1312, họ lại đập tan những cuộc tấn công của Mông Cổ, khiến cho đế chế này vĩnh viễn không thể chiếm được Syria.

Thời Ottoman

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôi vị Sultan của Mamluk tồn tại cho đến năm 1517, khi nó bị xâm chiếm bởi đế chế Ottoman. Thể chế của các chiến binh mamluk tiếp tục tồn tại dưới thời Ottoman, mà dù không cùng một kiểu giống như dưới chế độ của sultan.

Sự độc lập của những người Mamluk với Ottoman

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1768 Sultan Ali Bey Al-Kabir tuyên bố độc lập với người Ottoman, nhưng quân triều đình Ottoman đã đánh bại được vị sultan này và giữ nguyên địa vị của họ. Vào thời điểm này những cuộc tuyển mộ nô lệ được đưa vào từ GruziaKavkaz. Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte đánh bại quân đội Mamluk trong "Trận chiến Kim tự tháp" khi tấn công Ai Cập năm 1798 và đẩy họ về vùng Thượng Ai Cập (vùng cách xa châu thổ sông Nil nhất). Các chiến binh Mamluk vẫn sử dụng kỵ binh trong các chiến thuật công kích, chỉ thay đổi duy nhất là sự bổ sung những khẩu súng hỏa mai.

Sau sự ra đi của quân Pháp năm 1801, các Mamluk tiếp tục cuộc đấu tranh giành độc lập, thời gian này là chống lại đế chế Ottoman và Anh Quốc. Năm 1803 những người lãnh đạo Mamluk là Ibrahim BegUsman Beg viết một bức thư cho tổng lãnh sự Nga và yêu cầu ông ta đóng vai trò là người hòa giải với Sultan để cho phép họ đàm phán ngừng bắn và trở về quê cha đất tổ tại Gruzia. Đại sứ Nga tại Istanbul thằng thừng từ chối việc dàn xếp này bởi vì triều đình Nga lo sợ việc cho phép các chiến binh Mamluk trở về Gruzia, nơi mà phong trào giải phóng dân tộc tăng lên mạnh mẽ có thể được cổ vũ bởi sự trở về của Mamluk

Năm 1805, cư dân của Cairo nổi loạn. Đây là cơ hội tuyệt vời cho các Mamluk nắm lấy quyền lực, nhưng mâu thuẫn trong nội bộ và sự phản bội đã ngăn cản họ lợi dụng cơ hội này. Vào năm 1806, những chiến binh Mamluk đánh bại lực lượng người Thổ vài lần, và trong tháng 6, phe đối lập đã ký kết một hiệp ước hòa bình theo đó, Muhammad Ali, người được bổ nhiệm là thống đốc Ai Cập vào ngày 26 tháng 3 năm 1806, bị cách chức và chính quyền ở Ai Cập trở về tay các Mamluk. Tuy nhiên, họ không thể lợi dụng cơ hội này bởi vì có sự xung đột giữa 2 phe cánh, Muhammad Ali vẫn giữ được chính quyền của mình.

Sự kết thúc của quyền lực Mamluk ở Ai Cập

[sửa | sửa mã nguồn]

Muhammad Ali biết rằng cuối cùng thì ông cũng sẽ phải giải quyết những chiến binh Mamluk nếu ông vẫn còn muốn trị vì Ai Cập. Họ vẫn là chủ nhân thời phong kiến của Ai Cập và vùng đất của họ là nguồn gốc của sự giàu sang và quyền lực. Vào ngày 1 tháng 3 năm 1811, Muhammad Ali mời tất cả các Mamluk tới cung điện của ông để đánh dấu lời tuyên chiến với những người Ả Rập Wabhabi. Khoảng 600 đến 700 chiến binh Mamluk đã diễu hành ở Cairo. Gần cổng Al-Azab, trong một con đường hẹp từ Mukatam Hill, quân của Muhammad Ali phục kích và giết hầu như toàn bộ trong một sự kiện được biết đến là Cuộc thảm sát tại pháo đài. Theo truyền thuyết, chỉ duy nhất một Mamluk tên là Hasan tồn tại khi đi đường tắt sang Thổ Nhĩ Kỳ và nhảy ngựa qua một vách núi để chạy thoát. Trong tuần tiếp theo, hàng trăm chiến binh Mamluk bị giết trên khắp Ai Cập, chỉ riêng thành Cairo đã có hơn 1000 người bị giết. Toàn Ai Cập ước lượng có 3000 Mamluk và người thân của họ bị giết. Mặc dù có những cố gắng của Muhammad Ali để thủ tiêu các Mamluk tại Ai Cập, một nhóm trong số họ đã chạy trốn biến mất về hướng nam mà bây giờ là Sudan. Vào năm 1811, những người Mamluk này thành lập một nhà nước tại Dunqulah trong vương quốc Sennar như một căn cứ cho việc buôn bán nô lệ của họ. Năm 1820, sultan của Sennar thông báo cho Muhammad Ali rằng ông không thể làm theo yêu cầu là trục xuất những người Mamluk. Để phản ứng lại, pasha (quan tướng Thổ Nhĩ Kỳ) đã đưa 4000 quân để xâm lược Sudan, quét sạch các Mamluk và giành lại cho Ai Cập. Lực lượng của pasha nhận được sự quy phục của Kashif, đánh tan những người Mamluk ở Dunqulah, xâm chiếm Kordofan và chấp nhận sự đầu hàng của Sennar từ sultan cuối cùng của người Funj, Badi VII.

Họa phẩm của Francisco de Goya vẽ cảnh trận tấn công của Mamluk vào Madrid ngày 2 tháng 5 năm 1808.

Những chi nhánh Mamluk khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Có nhiều chi nhánh khác chiến binh Mamluk tại các quốc gia khác:

Vào năm 1206, người chỉ huy là mamluk của quân đội Hồi giáo ở Ấn Độ, Qutb-ud-din Aybak, tự tuyên bố mình là sultan, trên thực tế trở thành Sultan-e-Hind độc lập đầu tiên. Vương triều Mamluk này tồn tại cho đến năm 1290.

Quân đoàn Mamluk được đưa vào sử dụng lần đầu tiên ở một phần của đế chế Ottoman mà bây giờ là Iraq bởi pasha Hasan của Bagdad năm 1702. Từ năm 1747 đến 1831 Iraq bị cai trị, với một khoảng thời gian ngắn tạm ngừng, bởi những sĩ quan Mamluk có nguồn gốc từ Gruzia, những người đã thành công trong việc đòi quyền tự trị từ Sublime Porte (tên gọi cung điện của triều đình Ottoman), đàn áp những cuộc khởi nghĩa của các bộ lạc, kiềm chế quyền lực của các Janissary và giới thiệu một chương trình hiện đại hóa nền kinh tế và quân sự. Năm 1831 đế chế Ottoman tìm được cách lật đổ pasha Daud, lãnh đạo Mamluk cuối cùng, và áp đặt sự thống trị trực tiếp lên Iraq.

Thuộc quyền Napoléon

[sửa | sửa mã nguồn]

Napoléon Bonaparte thành lập những quân đoàn mamluk riêng cho chính mình, lực lượng Mamluk được biết đến cuối cùng, vào những năm đầu của thế kỷ 19, và sử dụng những chiến binh mamluk trong một số chiến dịch của ông. Thậm chí cận vệ hoàng gia của ông cũng có những người lính Mamluk trong suốt chiến dịch Bỉ, bao gồm cả những người đầy tớ riêng thân cận. Vệ sĩ nổi tiếng của Napoléon, Roustam Raza là một Mamluk từ Ai Cập.

Suốt thời đại Napoleon, có một quân đoàn Mamluk đặc biệt trong quân đội Pháp. Đại tá kỵ binh Descaves thuật lại chi tiết Napoléon đã sử dụng quân Mamluk ở Ai Cập như thế nào. Trong cái gọi là "Những chỉ thị" mà Napoléon trao cho Jean Baptiste Kléber sau khi ra đi, Napoléon viết rằng ông đã mua từ các thương gia Syria khoảng 2000 chiến binh Mamluk những người mà ông định lập thành một biệt đội đặc biệt. Vào ngày 14 tháng 9 năm 1799 tướng Kleber đã thành lập một đại đội kỵ binh gồm những lính Mamluk và các Janissary bị bắt trong trận bao vây Acre.

Ngày 7 tháng 7 năm 1800 tướng Jacques-François Menou cải tổ lại đại đội, lập ra 3 đại đội mỗi đại đội có 100 lính và đổi tên là "Mamluk de la Respublique". Năm 1801, tướng Jean Rapp được gửi đến Marseille để tổ chức một đội kỵ binh gồm 250 Mamluk dưới sự chỉ huy của ông. Ngay 7 tháng 1 năm 1802 mệnh lệnh trước đó bị hủy và đội quân này giảm xuống còn 150 người. Theo sắc lệnh ngày 25 tháng 12 năm 1803 những Mamluk được tổ chức thành một đại đội được nhập vào với Chasseurs-à-Cheval của cận vệ hoàng gia.

Các chiến binh Mamluk đã chiến đấu tốt trong trận Austerlitz vào ngày 2 tháng 12 năm 1805. Một quy định ngày 15 tháng 4 năm 1806 định rõ lực lượng của đội kỵ binh là 13 sĩ quan và 147 người lính. Mặc dù sắc lệnh ngày 21 tháng 3 năm 1815 tuyên bố rằng không người ngoại quốc nào có thể được nhận vào làm cận vệ hoàng gia, nhưng Napoleon ra lệnh đội kỵ binh cận vệ hoàng gia phải bao gồm cả hai đại đội kỵ binh Mamluk trong chiến dịch Bỉ.

Quân phục của những chiến binh Mamluk

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong suốt thời gian phục vụ trong quân đội Napoléon, đội kỵ binh Mamluk mặc những quân phục sau đây:

Trước năm 1804: Quân phục duy nhất là mũ xanh, khăn xếp trắng, và quần đỏ, tất cả được mặc cùng một cái áo chùng và áo lót. Giày ống có da mềm màu vàng, đỏ hay màu rám nắng. Vũ khí bao gồm một thanh mã tấu của phương Đông, một đôi súng lục trong một bao súng được trang trí với một hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao bằng đồng thau, và một con dao găm.

Sau 1804: Mũ chuyển thành màu đỏ với trăng lưỡi liềm và ngôi sao bằng đồng thau, và áo khít lại và có cổ. Sự thay đổi chính là thêm một cuộn vải trên yên ngựa kiểu kỵ binh. Yên cương và áo giáp vẫn giữ theo kiểu Ả Rập.

Những thuật ngữ tương tự

[sửa | sửa mã nguồn]

Mameluco là một từ tiếng Bồ Đào Nha có nguồn gốc từ Mamluk (cũng là Mameluco trong tiếng Tây Ban Nha), sử dụng để nhận biết những người có nguồn gốc pha trộn giữa người Châu Âu và thổ dân da đỏ ở Nam Mỹ. Trong thế kỷ 17 và 18, Mameluco cũng dùng để chỉ một nhóm người có tổ chức của Bồ Đào Nha chuyên đi săn lùng nô lệ có căn cứ tại Sao Paulo, chủ yếu được biết đến là những bandeirante. Mameluk được sử dụng tại Hungary trong những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 19 như một biệt danh của các nghị sĩ trong chính phủ của Đảng Tự Do. Đảng này cầm quyền ở Hungary trong 30 năm (1875-1905). Sĩ quan của các quân đoàn hải quân Hoa Kỳ mang theo một thanh kiếm Mameluke và kiếm Mamluk được sử dụng bởi quân đội Mỹ trong những lễ hội.

Thanh kiếm Mameluke của các sĩ quan hải quân Hoa Kỳ

Những người lãnh đạo Mamluk

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Ai Cập

[sửa | sửa mã nguồn]

Triều đại Bahri

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1250 Shajar al-Durr (Ái phi của al-Salih Ayyub, là người lãnh đạo thực tế)
  • 1250 al-Muizz Izz-ad-Din Aybak
  • 1257 al-Mansur Nur-ad-Din Ali
  • 1259 al-Muzaffar Saif ad-Din Qutuz
  • 1260 al-Zahir Rukn-ad-Din Baibars al-Bunduqdari
  • 1277 al-Said Nasir-ad-Din Barakah Khan
  • 1280 al-Adil Badr al-Din Solamish
  • 1280 al-Mansur Saif-ad-Din Qalawun al-Alfi
  • 1290 al-Ashraf Salah-ad-Din Khalil
  • 1294 al-Nasir Nasir-ad-Din Muhammad ibn Qalawun trị vì lần thứ nhất
  • 1295 al-Adil Zayn-ad-Din Kitbugha
  • 1297 al-Mansur Husam-ad-Din Lajin
  • 1299 al-Nasir Nasir-ad-Din Muhammad ibn Qalawun trị vì lần thứ hai
  • 1309 al-Muzaffar Rukn-ad-Din Baybars II al-Jashankir
  • 1310 al-Nasir Nasir-ad-Din Muhammad ibn Qalawun trị vì lần thứ ba
  • 1340 al-Mansur Saif-ad-Din Abu-Bakr
  • 1341 al-Ashraf Ala'a-ad-Din Kujuk
  • 1342 al-Nasir Shihab-ad-Din Ahmad
  • 1342 al-Salih Imad-ad-Din Ismail
  • 1345 al-Kamil Saif ad-Din Shaban
  • 1346 al-Muzaffar Zein-ad-Din Hajji
  • 1347 al-Nasir Badr-ad-Din Abu al-Ma'aly al-Hassan trị vì lần thứ nhất
  • 1351 al-Salih Salah-ad-Din Ibn Muhammad
  • 1354 al-Nasir Badr-ad-Din Abu al-Ma'aly al-Hassan trị vì lần thứ hai
  • 1361 al-Mansur Salah-ad-Din Mohamed Ibn Hajji
  • 1363 al-Ashraf Zein al-Din Abu al-Ma'ali ibn Shaban
  • 1376 al-Mansur Ala-ad-Din Ali Ibn al-Ashraf Shaban
  • 1382 al-Salih Salah Zein al-Din Hajji II trị vì lần thứ nhất

Triều đại Burji

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 1382 az-Zahir Saif ad-Din Barquq, trị vì lần thứ nhất
  • 1389 Hajji II trị vì lần thứ hai (với danh hiệu là al-Muzaffar or al-Mansur)
  • 1390 az-Zahir Saif ad-Din Barquq, trị vì lần thứ hai
  • 1399 An-Nasir Naseer ad-Din Faraj
  • 1405 Al-Mansoor Azzaddin Abdal Aziz
  • 1405 An-Nasir Naseer ad-Din Faraj (lần thứ hai)
  • 1412 Al-Adil Al-Musta'in (Abbasid Caliph, tuyên bố với tư cách một Sultan)
  • 1412 Al-Muayad Sayf ad-Din Shayh
  • 1421 Al-Muzaffar Ahmad
  • 1421 Az-Zahir Saif ad-Din Tatar
  • 1421 As-Salih Nasir ad-Din Muhammad
  • 1422 Al-Ashraf Sayf ad-Din Barsbay
  • 1438 Al-Aziz Djamal ad-Din Yusuf
  • 1438 Az-Zahir Sayf ad-Din Jaqmaq
  • 1453 Al-Mansoor Fahr ad-Din Osman
  • 1453 Al-Ashraf Sayf ad-Din Enal
  • 1461 Al-Muayad Shihab ad-Din Ahmad
  • 1461 Az-Zahir Sayf ad-Din Khushkadam
  • 1467 Az-Zahir Sayf ad-Din Belbay
  • 1468 Az-Zahir Temurbougha
  • 1468 Al-Ashraf Sayf ad-Din Qaitbay
  • 1496 An-Nasir Muhammad
  • 1498 Az-Zahir Qanshaw
  • 1500 Al-Ashraf Janbulat
  • 1501 Al-Adil Sayf ad-Din Tuman bay I
  • 1501 Al-Ashraf Qansuh al-Ghawri
  • 1517 Al-Ashraf Tuman bay II

Tại Ấn Độ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Qutb-ud-din Aybak (1206–1210)
  • Aram Shah (1210–1211)
  • Shams ud din Iltutmish (1211–1236). con rể của Qutb-ud-din Aybak.
  • Rukn ud din Firuz (1236). con trai của Iltutmish.
  • Razia Sultana (1236–1240). con gái của Iltutmish.
  • Muiz ud din Bahram (1240–1242). con trai của Iltutmish.
  • Ala ud din Masud (1242–1246). con trai của Rukn ud din.
  • Nasir ud din Mahmud (1246–1266). con trai của Iltutmish.
  • Ghiyas ud din Balban (1266–1286). con rể của Iltutmish.
  • Muiz ud din Qaiqabad(1286–1290). cháu trai của Balban and Nasir ud din.
  • Kayumars (1290). con trai của Muiz ud din.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • A. Allouche: Mamluk Economics: A Study and Translation of Al-Maqrizi's Ighathat. Salt Lake City, 1994
  • R. Amitai-Preiss: Mongols and Mamluks: The Mamluk-Ilkhanid War 1260-1281. Cambridge, 1995
  • D. Ayalon: The Mamluk Military Society. London, 1979
  • Ulrich Haarmann: Das Herrschaftssystem der Mamluken, in: Halm / Haarmann (Hrsg.): Geschichte der arabischen Welt. C.H.Beck (2004), ISBN 3-406-47486-1
  • E. de la Vaissière, Samarcande et Samarra. Elites d'Asie centrale dans l'empire abbasside, Peeters, 2007 [1] Lưu trữ 2019-08-16 tại Wayback Machine
  • James Waterson - The Mamluks (History Today tháng 3 năm 2006)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]