Ceri(III) bromide
Ceri(III) bromide | |||
---|---|---|---|
| |||
Danh pháp IUPAC | Cerium(III) bromide Cerium tribromide | ||
Tên khác | Cerơ bromide Ceri tribromide | ||
Nhận dạng | |||
Số CAS | |||
PubChem | |||
Ảnh Jmol-3D | ảnh | ||
SMILES | đầy đủ
| ||
InChI | đầy đủ
| ||
ChemSpider | |||
UNII | |||
Thuộc tính | |||
Công thức phân tử | CeBr3 | ||
Khối lượng mol | 379,828 g/mol (khan) 397,84328 g/mol (1 nước) | ||
Bề ngoài | chất rắn màu xám đến trắng, có tính hút ẩm | ||
Khối lượng riêng | 5,1 g/cm³, chất rắn | ||
Điểm nóng chảy | 722 °C (995 K; 1.332 °F) | ||
Điểm sôi | 1.457 °C (1.730 K; 2.655 °F) | ||
Độ hòa tan trong nước | 173,2 g/100 mL (30 ℃)[1] | ||
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Ceri(III) bromide là một hợp chất vô cơ có thành phần chính gồm hai nguyên tố là Ceri và brom, với công thức hóa học được quy định là CeBr3. Hợp chất này tồn tại dưới dạng một chất rắn màu trắng, có tính hút ẩm cao, được chú ý đến nhờ ứng dụng trong một bộ phận của các bộ đếm nhấp nháy.
Điều chế và tính chất cơ bản
[sửa | sửa mã nguồn]Hợp chất này đã được biết đến sớm nhất là từ năm 1899, khi Muthman và Stützel báo cáo về việc điều chế của nó từ Ceri(III) sulfide và khí hydro bromide HBr.[2] Các dung dịch nước của CeBr3 có thể được điều chế từ phản ứng của Ce2(CO3)3·H2O với HBr. Sản phẩm được tạo ra từ phản ứng là CeBr3·H2O có thể được khử nước bằng cách nung nóng với NH4Br theo sau là thăng hoa của NH4Br dư. CeBr3 có thể được chưng cất ở áp suất giảm (≈ 0,1 Pa) trong một ống thạch anh ở nhiệt độ từ 875–880 ℃.[3] Giống như hợp chất liên quan là muối CeCl3, bromide hấp thụ nước khi tiếp xúc với không khí ẩm. Hợp chất này tan chảy ở nhiệt độ 722 ℃.
Hợp chất khác
[sửa | sửa mã nguồn]CeBr3 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như CeBr3·3N2H4·2H2O là tinh thể hình thoi trong suốt, tan trong nước, metanol, etanol, không tan trong benzen, d20 ℃ = 3,1354 g/cm³.[4]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Solubility_Table_Zh.PDF_version.pdf
- ^ Muthman, W.; Stützel, L.; Chem. Ber., 1899, 32, 3413–3419
- ^ Rycerz, L.; Ingier-Stocka,E.; Berkani,M.; Gaune-Escard,M.; J. Chem. Eng. Data 2007, 52, 1209–1212
- ^ Izvestii︠a︡ vysshikh uchebnykh zavedeniĭ: Khimii︠a︡ i khimicheskai︠a︡ tekhnologii︠a︡, Tập 19,Số phát hành 1-4 (Ivanovskiĭ khimiko-tekhnologicheskiĭ in-t, 1976), trang 10. Truy cập 11 tháng 12 năm 2020.