Bước tới nội dung

Biotin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Biotin[1]
Danh pháp IUPAC5-[(3aS,4S,6aR)-2-oxohexahydro-1H-thieno[3,4-d]imidazol-4-yl]pentanoic acid
Tên khácVitamin B7; Vitamin H; Coenzyme R; Biopeiderm
Nhận dạng
Số CAS58-85-5
PubChem171548
DrugBankDB00121
KEGGD00029
ChEBI15956
ChEMBL857
Mã ATCA11HA05
Ảnh Jmol-3Dảnh
ảnh 2
SMILES
đầy đủ
  • O=C1N[C@@H]2[C@@H](SC[C@@H]2N1)CCCCC(=O)O


    C1[C@H]2[C@@H]([C@@H](S1)CCCCC(=O)O)NC(=O)N2

InChI
đầy đủ
  • 1/C10H16N2O3S/c13-8(14)4-2-1-3-7-9-6(5-16-7)11-10(15)12-9/h6-7,9H,1-5H2,(H,13,14)(H2,11,12,15)/t6-,7-,9-/m0/s1
UNII6SO6U10H04
Thuộc tính
Bề ngoàiWhite crystalline needles
Điểm nóng chảy232-233 °C
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước22 mg/100 mL
Các nguy hiểm
NFPA 704

1
1
0
 
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Biotin còn được gọi là vitamin H, vitamin B7 hoặc vitamin B8 (ở Pháp, vitamin B7 lại là inositol), là một vitamin rất quan trọng cho tóc và móng. Biotin có tác dụng giúp tóc mọc nhanh, khỏe và dày hơn. Biotin còn có vai trò ổn định đường huyết. Thiếu biotin gây rụng tóc, móng giòn, dễ gãy[2]

Biotin là một vitamin cần thiết cho sự hoạt động của các enzym chuyển vận các đơn vị carboxyl và gắn carbon dioxyd và cần cho nhiều chức năng chuyển hóa, bao gồm tân tạo glucose, tạo lipid, sinh tổng hợp acid béo, chuyển hóa propionat và dị hóa amino acid có mạch nhánh. Chế độ ăn uống cung cấp mỗi ngày 150 - 300 microgam biotin được coi là đủ. Một phần biotin do vi khuẩn chí ở ruột tổng hợp cũng được hấp thu.

Nguồn cung cấp từ thức ăn: Thịt, lòng đỏ trứng, sữa, cá và loại quả hạt có nhiều biotin. Biotin bền vững khi đun nóng, nhưng kém bền trong môi trường kiềm. Thiếu hụt biotin ở người có thể xảy ra ở những tình trạng sau: Thiếu dinh dưỡng protein năng lượng; ăn dài ngày lòng trắng trứng sống (có chứa avidin là một glycoprotein, liên kết mạnh với biotin, do đó ngăn cản sự hấp thu chất này); nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hóa mà không bổ sung biotin ở những người bệnh kém hấp thu; ở người có khiếm khuyết bẩm sinh về các enzym phụ thuộc biotin.

Các dấu hiệu và triệu chứng thiếu hụt biotin bao gồm viêm da bong, viêm lưỡi teo, tăng cảm, đau cơ, mệt nhọc, chán ăn, thiếu máu nhẹ và thay đổi điện tâm đồ và rụng tóc. Tuy nhiên, các triệu chứng này đều đáp ứng với biotin liều thấp.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Merck Index, 11th Edition, 1244.
  2. ^ [1][liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]