George Porter
George Porter | |
---|---|
Sinh | 6.12.1920 Stainforth, Anh |
Mất | 31 th��ng 8 năm 2002 | (81 tuổi)
Quốc tịch | Anh |
Trường lớp | Đại học Leeds |
Nổi tiếng vì | Quang phân nhanh (flash photolysis) |
Giải thưởng | Giải Nobel Hóa học năm 1967 |
Sự nghiệp khoa học | |
Ngành | Hóa học |
George Porter (6.12.1920 – 31.8.2002) là nhà hóa học người Anh, đã đoạt Giải Nobel Hóa học năm 1967.
Cuộc đời và Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Porter sinh tại Stainforth, gần Thorne, Yorkshire. Ông học ở "trường trung học Thorne",[1] sau đó được một học bổng để vào học trường Đại học Leeds. Ông đậu bằng cử nhân hóa học. Sau đó ông gia nhập đội quân dự bị của Hải quân Hoàng gia Anh trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai.
Sau chiến tranh, Porter vào nghiên cứu tại Đại học Cambridge dưới sự hướng dẫn của Norrish. Ban đầu ông nghiên cứu việc phát triển kỹ thuật quang phân nhanh (flash photolysis) để có được thông tin về các loại phân tử ngắn hạn, đưa ra bằng chứng đầu tiên về gốc tự do. Ông đã sử dụng kỹ thuật nghiên cứu các chi tiết chính xác của các phản ứng ánh sáng của sự quang hợp, đặc biệt về vấn đề có thể áp dụng nền kinh tế hiđrô[2], mà ông là một người ủng hộ mạnh mẽ.
Ông làm phó giám đốc British Rayon Research Association (Hiệp hội nghiên cứu tơ nhân tạo Anh) năm 1953-1954, nơi ông nghiên cứu phototendering[3] của vải sợi cellulose nhuộm trong ánh sáng mặt trời.[4]
Porter trở thành giáo sư hóa học và giám đốc của Royal Institution (Viện Hoàng gia Anh) năm 1966. Trong thời gian này Porter đã có công trong việc thiết lập công ty Vật lý quang học ứng dụng (Applied Photophysics), một công ty được lập ra để cung cấp thiết bị dựa trên công trình nghiên cứu của nhóm ông. Năm 1967, ông làm giáo sư thỉnh giảng ở University College London.[5]
Giải thưởng và Vinh dự
[sửa | sửa mã nguồn]- Ông được trao Giải Nobel Hóa học năm 1967 chung với Manfred Eigen và Ronald George Wreyford Norrish.[5]
- Chủ tịch Hội hoàng gia Luân Đôn 1985–1990,
- Huy chương Davy năm 1971
- Huy chương Rumford năm 1978
- Huy chương Ellison-Cliffe năm 1991
- Huy chương Copley năm 1992
- Ông được phong hầu tước năm 1972
- Thượng nghị sĩ Thượng Nghị viện Vương quốc Anh, chức Baron Porter of Luddenham năm 1990.
- Chancellor[6] của Đại học Leicester từ 1984 tới 1995. Năm 2001, tòa nhà Phân khoa hóa học của Đại học này được đặt theo tên ông.
Tham khảo & Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Archer, Mary. ‘Porter, George, Baron Porter of Luddenham (1920–2002)’, Oxford Dictionary of National Biography, online edn, Oxford University Press, Jan 2006; online edn, May 2007 accessed ngày 26 tháng 6 năm 2009
- ^ nền kinh tế giả định trong tương lai, có thể sử dụng loại năng lượng sản xuất bằng hiđrô. Thuật ngữ này John Bockris đặt ra trong bài nói chuyện của ông tại Trung tâm kỹ thuật của hãng General Motors năm 1970
- ^ quá trình trong đó các sợi hữu cơ và sợi dệt may mất đi sức mạnh và độ mềm dẻo do việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
- ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2011.
- ^ a b “George Porter - Biography”. Nobel Media. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2011.
- ^ tương đương hiệu trưởng danh dự
- Phillips, David (2002). “Obituary: George Porter (1920-2002)”. Nature. Anh. 419 (6907): 578. doi:10.1038/419578a. ISSN 0028-0836. PMID 12374966.
- Weisskopf, V F (1967). Eyring H, Eyring E M. “Nobel Prizes: 4 named for international award (Hans Bethe, Manfred Eigen, R.G. Norrish, George Porter)”. Science. UNITED STATES. 158 (802): 745–8. doi:10.1126/science.158.3802.745. ISSN 0036-8075. PMID 4860395.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Nobelprize.org, Giải Nobel Hóa học 1967 Lưu trữ 2001-11-19 tại Wayback Machine
- Nobelprize.org, George Porter - Tiểu sử
- Profile Lưu trữ 2007-01-01 tại Wayback Machine – Royal Institution of Great Britain
- The Lord Porter of Luddenham Lưu trữ 2007-07-04 tại Wayback Machine (PDF) – Biographical memoirs, Proceedings of the American Philosophical Society, vol. 149, no. 1, March 2005
- The Life and Scientific Legacy of George Porter Lưu trữ 2007-06-06 tại Wayback Machine, World Scientific Publishing, 2006
- Obituary in The Guardian, ngày 3 tháng 9 năm 2002
- Biographical Database of the British Chemical Community, 1880-1970 Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine
- "The Relevance of Science". George Porter. JASA Vol. 28. March 1976. pp. 2–3. (includes editorial responses from nhà thiên văn học Owen Gingerich and theologian Bernard Ramm amongst others)