Qur’an
Qur’an (phát âm /kɔːrˈɑːn/; tiếng Ả Rập: القرآن al-qur’ān có nghĩa là "sự xướng đọc"; tiếng Việt thường đọc là Kinh Cô-ran) là văn bản tôn giáo quan trọng nhất của đạo Hồi.[1] Người Hồi giáo tin đây lời nói thiên khải cuối cùng của Thượng đế (tiếng Ả Rập: الله,[2] Allah), là nguồn gốc căn bản cho đức tin và hành động của mỗi người Hồi giáo và được coi là kiệt tác hoàn hảo nhất trong văn học Ả Rập cổ điển.[3][4][5][6] Kinh Qur’an được chia thành nhiều chương (surah trong tiếng Ả Rập: سورة) và mỗi surah lại được chia ra thành nhiều câu khác nhau.
Luật Sharia "dựa trên các cách diễn đạt và giải thích của Kinh Qur’an" ngày nay có vấn đề về quyền con người, bình đẳng giới và quyền tự do tôn giáo và biểu đạt của cá nhân.[7]
Từ nguyên và ý nghĩa
sửaTừ Qurʼān xuất hiện khoảng 70 lần trong kinh Qurʼan và mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Nó là danh động từ (maṣdar) của động từ qara’a (قرأ) trong tiếng Ả Rập mang nghĩa "Anh ấy đọc" hay "Anh ấy diễn xướng". Từ tương đương trong tiếng Syriac là qeryānā (ܩܪܝܢܐ), ám chỉ "xướng kinh" hay "bài học".[8] Trong khi một số học giả phương Tây cho rằng từ này bắt nguồn từ tiếng Syriac, phần đông các nhà chức trách Hồi giáo giữ quan điểm cho rằng từ này bắt nguồn từ chính qaraʼa. Bất chấp việc nó đã trở thành một thuật ngữ tiếng Ả Rập dưới thời Muhammad.[2] Một trong những ý nghĩa quan trọng của từ này đó là "nghi thức diễn xướng" như được phản ánh trong một đoạn đầu của Quran:
إِنَّ عَلَيْنَا جَمْعَهُ وَقُرْآنَهُ
"Quả thật, TA có nhiệm vụ tom góp Nó và xướng đọc Nó (qurʼānahu)."— Qurʼan 75:17[9]
Trong các câu khác, từ đề cập đến "một lối đi riêng được xướng đọc bởi Muhammad". Bối cảnh phụng vụ của nó có thể được nhìn thấy trong một số đoạn, ví dụ:
وَاِذَا قُرِئَ الْقُرْاٰنُ فَاسْتَمِعُوْا لَهٗ وَاَنْصِتُوْا لَعَلَّكُمْ تُرْحَمُوْنَ
"Và khi al-qurʼān được xướng đọc, hãy lắng nghe và giữ im lặng để may ra các người nhận được hồng ân của Allah."— Qurʼan 7:204[10]
Từ này cũng có thể giả định ý nghĩa của một thánh kinh được hệ thống hóa khi đề cập với kinh điển khác như Ngũ Thư (Torah) và Phúc Âm.[11]
Thuật ngữ này cũng có những từ đồng nghĩa có liên quan chặt chẽ đến nó được sử dụng trong toàn thiên kinh Qur’an. Mỗi từ đồng nghĩa đều sở hữu ý nghĩa riêng biệt của nó, nhưng việc sử dụng nó có thể đồng quy với từ Qur’an trong ngữ cảnh nhất định. Những thuật ngữ này bao gồm kitāb (کتاب, sách); āyah (آية, dấu hiệu); và sūrah (سورة, kinh sách). Hai thuật ngữ sau cùng cũng đồng thời biểu thị cho sự mặc khải. Trong phần lớn văn cảnh, thường đi chung với mạo từ xác định (al-), từ này được gọi là "mạc khải" (وحي, waḥy), điều đã được "gửi xuống" (tanzīl) trong một khoảng thời gian.[12][13] Những từ có liên quan khác là: dhikr (ذِكْر, ký ức), được sử dụng để tham chiếu đến Kinh Qur’an khi mang ý nghĩa như là một lời nhắc nhở, cảnh báo. Hikmah (حكمة, trí tuệ) đôi khi đề cập đến sự mặc khải hoặc một phần của nó.[2][14]
Qur’an tự miêu tả nó là "tiêu chuẩn phân biệt" (الفرقان, al-furqān), "Quyển kinh mẹ" (لأم اكـتـاب, umm al-kitāb), "Chỉ đạo" (هُدى, huda), "sự khôn ngoan" (حكمة, hikmah), "ký ức" (ذِکْر, dhikr), "mạc khải" (تنزيل, tanzīl). Những thuật ngữ khác được dùng để ám chỉ thiên kinh là al-Kitab (Sách), mặc dù trong tiếng Ả Rập, nó cũng được dùng để chỉ những thánh kinh khác như Ngũ Thư hay Phúc Âm. Thuật ngữ mus’haf (مُصْحَفْ, "bản ghi tay") không chỉ thường được sử dụng để chỉ những bản thảo riêng biệt của Thiên kinh Qur’an mà còn được sử dụng trong Kinh Qur’an để xác định những cuốn kinh trước nó.[2] Những bản dịch khác của từ "Qur’an" (الْقُرآن) bao gồm "al-Coran", "Coran", "Kuran", và "al-Qur’an".[15]
Ý nghĩa trong đạo Hồi
sửaTín đồ Hồi giáo tin rằng thiên kinh Qur’an là cuốn sách hướng dẫn thiêng liêng được từ Thượng đế truyền cho Muhammad thông qua thiên thần Gabriel (Jibra’il) trong vòng khoảng thời gian 23 năm và họ xem thiên kinh Qur’an như là thiên khải cuối cùng của Thượng đế cho nhân loại.
Mạc khải trong các ngữ cảnh Qur’an hay Islam có nghĩa là lời truyền đạt của Thượng đế tới một số đông người tiếp nhận. Quá trình lời truyền đạt của thượng đế nhập tâm một vị sứ giả của ngài được gọi là tanzil (تنزيل, nghĩa là "ban xuống) hay nuzūl (لنزول, "xuống"). Như lời trong Thiên kinh Qur’an:
وَبِالْحَقِّ أَنزَلْنَاهُ وَبِالْحَقِّ نَزَلَ
"Và TA (Allah) đã ban Nó (Qur'an) xuống bằng sự Thật; và Nó đã xuống bằng sự Thật."— Qur’an 17:105[16]
Thiên kinh Qur’an thường xuyên khẳng định trong những bản văn của nó rằng nó được ban bởi Thượng đế. Một số câu xướng trong Thiên kinh Qur’an dường như ngụ ý rằng ngay cả những người không nói tiếng Ả Rập cũng sẽ hiểu kinh Qur’an nếu nó được đọc cho họ nghe.[17] Ngoài ra, trong thiên kinh Qur’an còn đề cập đến một "bản viết nháp" ghi lại những lời răn của Thượng đế trước khi nó được ban xuống hạ giới.[18][19]
Vấn đề liệu Thiên kinh Qur’an đã được tạo ra hay tồn tại vĩnh cửu trở thành chủ đề được tranh luận thần học (Qur’an) ở thế kỷ thứ 9. Mu'tazilas, một trường phái thần học Hồi giáo cho rằng kinh Qur’an đã được tạo ra dựa trên những lý do và suy nghĩ hợp lý trong khi phần đông các thần học Hồi giáo khác coi là kinh Qur’an là trường tồn cùng Thượng đế và do đó vô tác. Các nhà luận lý Sufi xem các câu này là giả tạo hay sai lầm.[20]
Các tín đồ Hồi giáo tin rằng những lời hiện tại trong thiên kinh Qur’an tương ứng với những gì được truyền đạt cho Muhammad:
إِنَّا نَحْنُ نَزَّلْنَا الذِّكْرَ وَإِنَّا لَهُ لَحَافِظُونَ
"Quả thật, TA đã ban Dhikr xuống và chính TA sẽ bảo quản Nó"— Qurʼan 15:9[21]
Người Hồi giáo xem thiên kinh Qur’an là sự hướng dẫn và những lời răn dạy, dấu hiệu của Muhammad và chân lý của đức tin.
Trong lễ nghi
sửaSurah đầu tiên của kinh Qur’an được lặp đi lặp lại trong những lời cầu nguyện hàng ngày và trong những dịp khác. Surah này, bao gồm bảy câu thơ và là surah được đọc thường xuyên nhất của Kinh Qur’an:
بِسۡمِ اللهِ الرَّحۡمٰنِ الرَّحِيۡمِ
اَلۡحَمۡدُ لِلّٰهِ رَبِّ الۡعٰلَمِيۡنَۙ.الرَّحۡمٰنِ الرَّحِيۡمِۙ.مٰلِكِ يَوۡمِ الدِّيۡنِؕ.اِيَّاكَ نَعۡبُدُ وَاِيَّاكَ نَسۡتَعِيۡنُؕ.اِهۡدِنَا الصِّرَاطَ الۡمُسۡتَقِيۡمَۙ.صِرَاطَ الَّذِیۡنَ اَنۡعَمۡتَ عَلَیۡہِمۡ ۬ۙ غَیۡرِ الۡمَغۡضُوۡبِ عَلَیۡہِمۡ وَلَا الضَّآلِّیۡنَ.
"Nhân danh Allah, Đấng Rất Mực Độ Lượng, Đấng Rất Mực Khoan Dung.Mọi lời ca tụng đều dâng lên Allah, Rabb của vũ trụ và muôn loài. Đấng Rất mực Độ lượng, Đấng Rất mực Khoan dung; Đức Vua vào Ngày Phán xử [Cuối cùng]. [Ôi Allah] duy chỉ Ngài chúng tôi thờ phụng và chỉ với riêng Ngài chúng tôi cầu xin được giúp đỡ. Xin Ngài hướng dẫn chúng tôi đi theo con đường ngay chính: Con đường của những người đã được Ngài ban ân, không phải [con đường của] những kẻ làm Ngài giận dữ và cũng không phải của những ai lầm đường lạc lối."
— Qur’an 1:1-7[22]
Những phần khác của thiên kinh Qur’an được lựa chọn để xướng trong những lời cầu nguyện hàng ngày.
Việc tôn trọng những văn bản ghi chép của kinh Qur’an là một yếu tố quan trọng trong đức tin của nhiều người Hồi giáo và họ được đối xử với thiên kinh Qur’an bằng sự tôn kính. Dựa trên phong tục tập quán và cách diễn tấu bằng chữ trong Qur’an, một số người Hồi giáo tin rằng họ phải thực hiện một nghi lễ tẩy rửa bằng nước trước khi chạm vào một bản sao của Kinh Qur’an, mặc dù quan điểm này không phải là phổ quát:
لَّا يَمَسُّهٗٓ اِلَّا الْمُطَهَّرُوْنَۙ
"Mà không ai được phép sờ mó ngoại trừ những vị trong sạch."— Qur’an 56:79[23]
Mọi bản của kinh Qur’an được bọc trong vải và lưu giữ vô thời hạn ở một nơi an toàn, hoặc bị chôn vùi trong một nhà thờ Hồi giáo hay một nghĩa trang Hồi giáo, hoặc bị đốt cháy và tro được chôn hoặc rải trên nước.[24]
Thần học, triết học, thần bí học và luật học Hồi giáo, đều có gắn kết với thiên kinh Qur’an hoặc dựa trên nền tảng trên là những lời răn dạy của nó.[2] Người Hồi giáo tin rằng việc rao giảng hoặc đọc kinh Qur’an sẽ được thưởng với những phần thưởng khác nhau gọi là của Thượng đế khác nhau như gọi ajr, thawab or hasanat.[25]
Trong nghệ thuật Hồi giáo
sửaKinh Qur’an cũng là nguồn cảm hững cho nghệ thuật Hồi giáo và đặc biệt là cái gọi là thư pháp Qur’an. Thiên kinh Qur’an không bao giờ được trang trí với những hình ảnh mang tính tượng trưng, nhưng nhiều Qur’an được trang trí bằng các hoa văn trang trí bên lề của trang, hoặc giữa các dòng hay đoạn đầu của surah. Những câu xướng còn xuất hiện trong rất nhiều phương tiện truyền thông khác, trên các tòa nhà và trên các đối tượng mọi các kích cỡ, chẳng hạn như đèn trong thánh đường, các đồ bằng kim loại, gốm sứ và các trang thư pháp trong những muraqqa hoặc album.
-
Thư pháp thế kỷ 18. Bảo tàng Brooklyn.
-
Chữ khắc Qur'an, Thánh đường Bara Gumbad, Delhi, Ấn Độ.
-
Đồ thủy tinh thông dụng và đèn thánh đường được tráng men với dòng Ayat an-Nur hay "Câu xướng ánh sáng" (24:35).
-
Câu xướng Qur'an, lăng Shahizinda, Samarkand, Uzbekistan.
-
Nghệ thuật trang trí trong Qur'an thời Ottoman.
-
Trang Qur'an được viết bằng vàng và có đường viền bằng mực nâu có dạng nằm ngang. Điều này thực là đáng khen và thích hợp với nghệ thuật thư pháp Kufi cổ điển, phổ biến trong thời sơ kỳ Abbas.
Chú thích
sửa- ^ From the article on the Quran in Oxford Islamic Studies Online
- ^ a b c d e Nasr, Seyyed Hossein (2007). “Qurʼān”. Encyclopædia Britannica Online. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2007.
- ^ Margot Patterson, Islam Considered: A Christian View, Liturgical Press, 2008 p.10.
- ^ Mir Sajjad Ali, Zainab Rahman, Islam and Indian Muslims, Guan Publishing House 2010 p.24, citing N. J. Dawood's judgement.
- ^ Alan Jones, The Koran, London 1994, ISBN 1842126091, opening page.
"Its outstanding literary merit should also be noted: it is by far, the finest work of Arabic prose in existence."
- ^ Arthur Arberry, The Koran Interpreted, London 1956, ISBN 0684825074, p. 191.
"It may be affirmed that within the literature of the Arabs, wide and fecund as it is both in poetry and in elevated prose, there is nothing to compare with it."
- ^ https://www.iusinitinere.it/clash-between-sharia-law-and-human-rights-in-light-of-pace-resolution-2253-23827
- ^ “qryn”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2013.
- ^ Qur'an 75:17
- ^ Qur'an 7:204
- ^ See "Ķur'an, al-," Encyclopedia of Islam Online and Qur'an 9:111
- ^ Qur'an 20:2 cf.
- ^ Qur'an 25:32 cf.
- ^ According to Welch in the Encyclopedia of Islam, the verses pertaining to the usage of the word hikma should probably be interpreted in the light of IV, 105, where it is said that "Muhammad is to judge (tahkum) mankind on the basis of the Book sent down to him."
- ^ "Quran", “Koran”. Từ điển tiếng Anh Oxford . Nhà xuất bản Đại học Oxford. (Subscription or participating institution membership required.)
- ^ Xem:
- Corbin (1993), tr. 12[cần chú thích đầy đủ]
- Wild (1996), các trang. 137, 138, 141 và 147[cần chú thích đầy đủ]
- Qur'an 2:97
- Qur'an 17:105
- ^ Jenssen, H., "Arabic Language" in McAuliffe et al. (eds.), Encyclopaedia of the Qur'ān, vol. 1 (Brill, 2001), các trang. 127–135.
- ^ Sonn, Tamara (2010). Islam: a brief history . Wiley-Blackwell. ISBN 978-1-4051-8093-1.
- ^ Quran Qur'an 85:22
- ^ Corbin (1993), tr. 10
- ^ Xem:
- Mir Sajjad Ali; Zainab Rahman (2010). Islam and Indian Muslims. Kalpaz Publications. tr. 21. ISBN 8178358050.
- Qur'an 15:9
- ^ Qur'an 1:1-7
- ^ Qur'an 56:79
- ^ “Afghan Quran-burning protests: What's the right way to dispose of a Quran?”. Slate Magazine.
- ^ Sengers -, Erik (2005). Dutch and Their Gods. tr. 129.
Tham khảo
sửa- Hixon, Lex (2003). The heart of the Qurʼan: an introduction to Islamic spirituality (ấn bản thứ 2). Quest. ISBN 0835608220.
- Hawting, G.R. (1993). Approaches to the Qur'ān (ấn bản thứ 1). Routledge. ISBN 978-0-415-05755-4.
- Rippin, Andrew (2006). The Blackwell companion to the Qur'an. Blackwell. ISBN 1-4051-1752-4.
- Tabatabae, Sayyid Mohammad Hosayn (1988). The Qur'an in Islam: Its Impact and Influence on the Life of Muslims. Routledge. ISBN 978-0-7103-0266-3.
- Neal Robinson, Discovering the Qur'an, Georgetown University Press, 2002. ISBN 978-1-58901-024-6
- Sells, Michael, Approaching the Qur'ān: The Early Revelations, White Cloud Press, Book & CD edition (ngày 15 tháng 11 năm 1999). ISBN 978-1-883991-26-5
- Wild, Stefan (1996). The Quʼran as Text. Brill. ISBN 978-90-04-09300-3.
- Bell, Richard; William Montgomery Watt (1970). Bell's introduction to the Qurʼān. Edinburgh University Press. ISBN 978-0-7486-0597-2.
- Rahman, Fazlur (2009) [1989]. Major Themes of the Qur'an . University Of Chicago Press. ISBN 978-0-226-70286-5.
- Peters, F. E. (1991). “The Quest of the Historical Muhammad”. International Journal of Middle East Studies.
- Peters, Francis E. (2003). The Monotheists: Jews, Christians and Muslims in Conflict and Competition. Princeton University Press. ISBN 978-0-691-12373-8.
- Nasr, Seyyed Hossein (2007). “Qurʾān”. Encyclopædia Britannica Online.
- Nasr, Seyyed Hossein (2003). Islam: Religion, History and Civilization. HarperSanFrancisco. ISBN 978-0-06-050714-5.
- Kugle, Scott Alan (2006). Rebel Between Spirit And Law: Ahmad Zarruq, Sainthood, And Authority in Islam. Indiana University Press. ISBN 978-0-253-34711-4.
- Esposito, John; Yvonne Yazbeck Haddad (2000). Muslims on the Americanization Path?. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-513526-8.
- Corbin, Henry (1993) [1964 (bằng tiếng Pháp)]. History of Islamic Philosophy, Translated by Liadain Sherrard, Philip Sherrard. London; Kegan Paul International in association with Islamic Publications for The Institute of Ismaili Studies. ISBN 978-0-7103-0416-2.
- Rahman, Fazlur (2009) [1989]. Major Themes of the Qur'an . University Of Chicago Press. ISBN 978-0-226-70286-5.
- Allen, Roger (2000). An Introduction to Arabic literature. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-77657-8.
Lời bình Qur'an truyền thống (tafsir):
- Al-Tabari, Jāmiʻ al-bayān ʻan taʼwīl al-qurʼān, Cairo 1955–69, transl. J. Cooper (ed.), The Commentary on the Qurʼān, Oxford University Press, 1987. ISBN 978-0-19-920142-6
- Tabatabae, Sayyid Mohammad Hosayn. Tafsir al-Mizan.
Nghiên cứu chuyên đề:
- Stowasser, Barbara Freyer. Women in the Qur'an, Traditions and Interpretation, Oxford University Press; Reprint edition (ngày 1 tháng 6 năm 1996), ISBN 978-0-19-511148-4
- Gibson, Dan (2011). Qur'anic Geography: A Survey and Evaluation of the Geographical References in the Qur'an with Suggested Solutions for Various Problems and Issues. Independent Scholars Press, Canada. ISBN 978-0-9733642-8-6.
- McAuliffe, Jane Dammen (1991). Qurʼānic Christians: an analysis of classical and modern exegesis. New York: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-36470-6.
- Siljander, Mark D.; Mann, John David (2008). A Deadly Misunderstanding: a Congressman's Quest to Bridge the Muslim-Christian Divide. New York: Harper One. ISBN 9780061438288.
Phê bình văn học:
- M. M. Al-Azami (2003). The History of The Qur'anic Text: From Revelation to Compilation: A Comparative Study with the Old and New Testaments . UK Islamic Academy. ISBN 1-872531-65-2.
- Gunter Luling (2003). A challenge to Islam for reformation: the rediscovery and reliable reconstruction of a comprehensive pre-Islamic Christian hymnal hidden in the Koran under earliest Islamic reinterpretations. New Delhi: Motilal Banarsidass Publishers. (580 Seiten, lieferbar per Seepost). ISBN 978-81-208-1952-8.
- Luxenberg, Christoph (2004). The Syro-Aramaic Reading of the Koran: a contribution to the decoding of the language of the Koran, Berlin, Verlag Hans Schiler, ngày 1 tháng 5 năm 2007. ISBN 978-3-89930-088-8.
- Puin, Gerd R.. "Observations on Early Quran Manuscripts in Sana'a", in The Qurʾan as Text, ed. Stefan Wild, E. J. Brill 1996, pp. 107–111.
- Wansbrough, John. Quranic Studies, Oxford University Press, 1977
- Ibn Warraq (editor) (2013). Koranic Allusions: The Biblical, Qumranian, and Pre-Islamic Background to the Koran. Prometheus Books. tr. 463. ISBN 978-1616147594. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2017.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
Bách khoa toàn thư:'
- Encyclopaedia of the Qur'an. Jane Dammen McAuliffe et al. (eds.) . Brill Academic Publishers. 2001–2006. ISBN 978-90-04-11465-4.Quản lý CS1: khác (liên kết)
- The Qur'an: An Encyclopedia. Oliver Leaman et al. (eds.) . Routledge. 2005. ISBN 978-0-415-77529-8.Quản lý CS1: khác (liên kết)
- The Integrated Encyclopedia of the Qur'an. Muzaffar Iqbal et al. (eds.) . Center for Islamic Sciences. tháng 1 năm 2013. ISBN 978-1-926620-00-8.Quản lý CS1: khác (liên kết)
Tạp chí hàn lâm:
- “Journal of Qur'anic Studies / Majallat al-dirāsāt al-Qurʹānīyah”. School of Oriental and African Studies. ISSN 1465-3591. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - “Journal of Qur'anic Research and Studies”. Medina, Saudi Arabia: King Fahd Qur'an Printing Complex. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp)
Liên kết ngoài
sửa- Al-Quran (Qur’an) Lưu trữ 2009-01-29 tại Wayback Machine dự án với hơn 145 bản dịch trong 35 ngôn ngữ khác nhau.
- Tanzil::Holy Quran Project
- Koran leaf dated 1106, Center for Digital Initiatives, University of Vermont Libraries Lưu trữ 2011-02-18 tại Wayback Machine