Nam Bug, còn gọi là Nam Buh[1] (tiếng Ukraina: Південний Буг, Pivdennyi Buh; tiếng Nga: Южный Буг, Yuzhny Bug; tiếng Romania: Bugul de Sud hoặc chỉ Bug),[1] và đôi khi là sông Boh (tiếng Ukraina: Бог, tiếng Ba Lan: Boh),[2] là sông dài thứ nhì tại Ukraina.

Nam Bug
tiếng Ukraina: Південний Буг, Pivdennyi Buh
sông Nam Bug tại lân cận Vinnytsia, Ukraina
Nam Bug chảy qua Ukraina
Vị trí
Quốc giaUkraine
Đặc điểm địa lý
Thượng nguồn 
 • vị tríKhmelnytskyi (tỉnh) , Ukraine
• vị trí
Cửa sông Bug, Ukraina
Độ dài806 km (501 mi)
Diện tích lưu vực63.700 km2 (24.600 dặm vuông Anh)
Lưu lượng 
 • trung bình108 m3/s
Đặc trưng lưu vực
Lưu trìnhcửa sông Dnepr–Bugbiển Đen

Nguồn của sông là tại miền tây của Ukraina, thuộc vùng cao Volyn-Podillia, cách 145 kilômét (90 dặm) từ biên giới với Ba Lan, từ đó nó chảy theo hướng đông nam đến cửa sông Bug thuộc biển Đen, qua các thảo nguyên phía nam. Sông dài 806 kilômét (501 dặm) và có diện tích lưu vực là 63.700 kilômét vuông (24.600 dặm vuông Anh).[3]

Một số thành thị quan trọng cấp vùng tại Ukraina nằm ven sông Nam Bug, lần lượt từ đầu nguồn là: Khmelnytskyi, Khmilnyk, Vinnytsia, Haivoron, Pervomaisk, VoznesenskMykolaiv.[3]

Từ năm 1941 đến năm 1944 trong Thế chiến II sông Nam Bug tạo thành ranh giới giữa vùng Ukraina bị Đức chiếm đóng và vùng Ukraina bị Romania chiếm đóng (Transnistria).

Lịch sử

sửa
 
Bản đồ lưu vực sông Nam Bug

(tiếng Ukraina: Південний Буг, Pivdennyi Buh; tiếng Ba Lan: Boh; tiếng Nga: Южный Буг; Ottoman tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Aksu)

Nhà sử học Herodotus (khoảng. 484–425 TCN) từng đề cập đến sông bằng tên Hy Lạp cổ đại của nó: Hypanis.[4] Trong Thời kỳ Di cư từ thế kỷ 5 đến 8, sông Nam Bug gây ra trở ngại lớn cho các dân tộc di cư trong khu vực.

Tên Slav bản địa lâu đời của sông là Boh (Cyrillic: Бог),[2] và theo Zbigniew Gołąb là từ *bugъ/*buga bắt nguồn từ gốc Ấn-Âu *bheug-, với nghĩa gốc giả định là "liên quan đến một (sông) uốn cong", và phái sinh trong tiếng Nga búga ("bờ thấp của sông, cỏ mọc um tùm"), tiếng Ba Lan bugaj ("bụi cây hoặc rừng cây trong một thung lũng sông hoặc trong một bờ sông dốc"), tiếng Latvia bauga ("đầm lầy bên sông").[5] Kỹ sư quân sự và nhà địa lý người Pháp thế kỷ 17 là Guillaume Le Vasseur de Beauplan ghi tên sông là Bog.[6]

Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18, hầu hết phần phía nam của Ukraina từng có thời gian bị Ottoman thống trị, họ đổi tên sông theo tiếng của họ là Aq-su, nghĩa là "sông trắng". Địa danh gốc Slav bản địa được đặt lại sau khi vùng Pontic được giải phóng khỏi Ottoman trong thế kỷ 17 và 18.

Ngày 6 tháng 3 năm 1918, Hội đồng Trung ương của Cộng hòa Nhân dân Ukraina phê chuẩn luật về phân vùng hành chính, chia đất nước thành các huyện. Trong số đó, Pobozhia (nghĩa là vùng đất của Boh, tiếng Ukraina: Побожжя), nằm tại thượng du của Nam Bug, gần đầu nguồn sông.

Phụ lưu

sửa

Các phụ lưu chính của sông Nam Bug là, từ đầu nguồn đến cửa sông (cùng chiều dài):

Sinh thái

sửa

Vào tháng 10 năm 2020, người ta thả xuống sông Nam Bug 350 kg cá chép Hungary và 50 kg cá chép bạc tại Khmelnytskyi.[7]

Giao thông

sửa
 
Cầu Varvarivskyi tại Mykolayiv.

Cầu Varvarivskyi qua sông Nam Bug tại Mykolayiv là một cây cầu xoay (phục vụ ngành đóng tàu) và có nhịp dài nhất châu Âu (134 m).[8] Đây cũng là cầu cực nam bắc qua sông

Về mặt kỹ thuật thì tàu biển có thể đi lại xa hàng chục km từ cửa sông; tồn tại một số cảng sông (như Mykolayiv).

Năm 2011, có công bố về các kế hoạch nhằm phục hồi vận chuyển hàng hóa thương maik trên sông plans were announced to revive commercial Nam Bug ở trên Mykolayiv, tạo điều kiện cho xuất khẩu lương thực đang gia tăng của Ukraina.[9] Tính đến tháng 4 năm 2018, vận chuyển hàng hóa được đổi mới giữa cửa sông và một bến lương thực được xây mới tại làng Prybuzhany, huyện Voznesensk, tại trung tâm của tỉnh Mykolaiv.

Hình ảnh

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b “Encyclopædia Britannica: Southern Buh (River)”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2011.
  2. ^ a b Boh River at the Encyclopedia of Ukraine
  3. ^ a b Южный Буг, Great Soviet Encyclopedia
  4. ^ Herodotus (30 tháng 1 năm 2009). The Histories, Herodotus p.165. ISBN 9781596258778. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2013.[liên kết hỏng]
  5. ^ Gołąb, Zbigniew (1992), The Origins of the Slavs: A Linguist's View, Columbus: Slavica, tr. 258–260, ISBN 9780893572310
  6. ^ Le Vasseur de Beauplan, Guillaume (1651). Golitsyn, Avgustin Petrovich (biên tập). Description de l'Vkranie depvis les confins de la Moscovie jvsqu'avx limites de la Transylvanie [Description of the Ukraine from the borders of Muscovy to the limits of Transylvania]. Bibliothèque russienne (bằng tiếng Pháp). Paris: J. Techener (xuất bản 1861). tr. 57. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2014. A trois lieues audessus de Douczakow [Ochakiv] est l'emboucheure du Bog où se trouve vne isle en forme de triangle, viron de demi lieue de long le trauers de Semenwiruk. [...] Au dessus de Semenwirut, il y a sur le Bog Winaradnakricza, qui est vne fontaine sur vn précipice, lieu beau et propre à habiter, tant pour le bois qui est à commodité que pour les moulins qui s'y pourraient faire.
  7. ^ “У Південний Буг запустили 350 кілограмів угорського коропа”. khmelnytskyi.name (bằng tiếng Ukraina). Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2020.
  8. ^ “History”. Kyivdiprotrans Institute. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2013.
  9. ^ «НИБУЛОН» заложил основу собственного флота(bằng tiếng Ukraina)

Liên kết ngoài

sửa