HMS Marne (G35) là một tàu khu trục lớp M được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo vào cuối những năm 1930. Nó đã nhập biên chế và phục vụ trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, ngừng hoạt động sau khi chiến tranh kết thúc, được bán cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1959 và được đổi tên thành Mareşal Fevzi Çakmak. Nó bị loại bỏ và tháo dỡ vào năm 1970.

Tàu khu trục HMS Marne (G35)
Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Marne (G35)
Xưởng đóng tàu Vickers-Armstrong, Newcastle upon Tyne
Đặt lườn 23 tháng 10 năm 1939
Hạ thủy 30 tháng 10 năm 1940
Nhập biên chế 2 tháng 12 năm 1941
Số phận Bán cho Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, 26 tháng 3 năm 1959 như là chiếc Mareşal Fevzi Çakmak
Lịch sử
Thổ Nhĩ Kỳ
Tên gọi Mareşal Fevzi Çakmak
Đặt tên theo Fevzi Çakmak
Trưng dụng 26 tháng 3 năm 1959
Số phận Loại bỏ 1970
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu khu trục M
Trọng tải choán nước
  • 1.920 tấn Anh (1.950 t) (tiêu chuẩn)
  • 2.660 tấn Anh (2.700 t) (đầy tải)
Chiều dài 362 ft 3 in (110,4 m) (chung)
Sườn ngang 37 ft (11,3 m)
Mớn nước 10 ft (3,0 m)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số Parsons
  • 2 × nồi hơi Admiralty
  • 2 × trục
  • công suất 48.000 shp (36.000 kW)
Tốc độ 36 hải lý trên giờ (67 km/h; 41 mph)
Tầm xa 5.500 nmi (10.200 km; 6.300 mi) ở tốc độ 15 hải lý trên giờ (28 km/h; 17 mph)
Thủy thủ đoàn tối đa 221
Hệ thống cảm biến và xử lý
  • sonar: ASDIC
  • radar phòng không Kiểu 285
  • radar cảnh báo không trung Kiểu 286M
Vũ khí

Thiết kế và chế tạo

sửa

Marne được đặt hàng cho xưởng tàu High Walker của hãng Vickers-ArmstrongsNewcastle-upon-Tyne, Anh Quốc. Nó được đặt lườn vào ngày 23 tháng 10 năm 1939; được hạ thủy vào ngày 30 tháng 10 năm 1940 và được đưa ra hoạt động vào ngày 2 tháng 12 năm 1941.

Lịch sử hoạt động

sửa

HMS Marne đã nằm trong thành phần Đoàn tàu vận tải PQ-15, và đã cùng với tàu chị em HMS Martin giúp vào việc cứu vớt 169 người sống sót của chiếc HMS Punjabi, sau khi nó bị chìm do va chạm với thiết giáp hạm HMS King George V.

 
HMS Marne đang được kéo đến Gibraltar.

HMS HeclaHMS Vindictive cùng với các tàu hộ tống HMS Venomous và HMS Marne đã nằm trong thành phần m��t đoàn tàu vận tải trong Chiến dịch Torch về phía Tây Gibraltar. Vào ngày 12 tháng 11 năm 1942, tàu ngầm U-boat Đức U-515 đã phóng ngư lôi đánh chìm HMS Hecla, và chỉ vài phút sau đã phóng thêm hai quả ngư lôi khác nhắm vào HMS Marne, gây hư hại nặng cho nó và làm nổ tung mũi tàu. Nó được kéo quay trở lại Gibraltar để sửa chữa.

HMS Marne được bán cho Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1959 và được đổi tên thành Mareşal Fevzi Çakmak, theo tên Fevzi Çakmak (1876–1950), một Thống chế và là Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ. Nó phục vụ cho Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ cho đến năm 1970, khi nó bị loại bỏ và tháo dỡ.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Hodges & Friedman 1979, tr. 40
  • Colledge, J. J.; Warlow, Ben (1969). Ships of the Royal Navy: the complete record of all fighting ships of the Royal Navy (Rev. ed.). London: Chatham. ISBN 978-1-86176-281-8. OCLC 67375475.
  • Friedman, Norman (2006). British Destroyers & Frigates: The Second World War and After. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 1-86176-137-6.
  • Hodges, Peter; Friedman, Norman (1979). Destroyer Weapons of World War 2. Conway Maritime Press. ISBN 9780851771373.
  • Lenton, H. T. (1998). British & Empire Warships of the Second World War. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 1-55750-048-7.
  • Rohwer, Jürgen (2005). Chronology of the War at Sea 1939-1945: The Naval History of World War Two . Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 1-59114-119-2.
  • Whitley, M. J. (1988). Destroyers of World War 2. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-326-1.

Liên kết ngoài

sửa