Cá trích (danh pháp khoa học: Sardinella) là một chi biển thuộc chi cá xương, họ Cá trích (Clupeidae). Đây là một loài cá có giá trị kinh tế lớn, là đối tượng quan trọng của nghề cá thế giới, chúng được đánh bắt, khai thác nhiều để lấy thịt cá trích. Ở Việt Nam, cá trích có khoảng 10 loài, quan trọng nhất là cá trích tròn (S. aurita) và cá trích xương (S. jussieu).

Sardinella
Thời điểm hóa thạch: Middle Eocene to Present


Một số loại cá trích
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Osteichthyes
Lớp (class)Actinopterygii
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Liên bộ (superordo)Clupeomorpha
Bộ (ordo)Clupeiformes
Họ (familia)Clupeidae
Phân họ (subfamilia)Vị trí không chắc chắn
Chi (genus)Sardinella
Valenciennes in Cuvier and Valenciennes, 1847
Các loài
21, see text.

Đặc điểm sinh học

sửa

Cá trích là loại cá giống như cá mai nhưng to hơn, da có màu hơi xanh, xương nhỏ, thân dài, mỏng, hai hàm bằng nhau. Cá có răng nhỏ hoặc thiếu, vẩy tròn mỏng, dễ rụng, có loài có vẩy lược, ở sống bụng của cá có răng cưa. Cá trích có tập tính di cư thành đàn lớn. Cá trích sống ở tầng nước mặt, thường không có chỗ ẩn náu, có mình thon dài, vây chẵn phát triển bình thường, khúc đuôi khỏe, bơi nhanh.

Trong tự nhiên, cá trích là cá mồi của các động vật săn mồi như: chim biển, cá heo, sư tử biển, cá voi, cá mập, cá ngừ, cá tuyết, cá hồi, và các loài cá lớn khác. Đặc biệt Cá trích là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho đại bàng đầu trắng. Cá trích là một trong những nhóm cá xương có mình nhỏ tồn tại được sau thảm họa tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn trắng, chúng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay ở các môi trường biển. Cá trích hóa thạch tại miền tây Hoa Kỳ nơi 3 bang Colorado, Utah, và Nevada gặp nhau.

Tụ tập thành đàn là đặc điểm chung của các loài cá. Tuy nhiên, cá trích là loài có số lượng con tập trung thành đàn lớn nhất trong số các loài cá. Theo ghi nhận của các nhà nghiên cứu, số lượng con trong đàn cá trích có thể lên đến hàng chục triệu con, bao phủ hàng chục km2. Cá sống thành từng đàn lớn để hạn chế nguy cơ bị ăn thịt hoặc tập trung vào thời gian sinh sản.[1]

Tên gọi

sửa

Ở Việt Nam, ngư dân thường gọi các loài cá trích mà họ đánh bắt được theo những cái tên rất riêng. Theo đó có hai loại cá trích là cá trích vecá trích lầm. Cá trích ve lép mình, nhiều vảy trắng xanh, thịt trắng, thơm, béo nhưng nhiều xương. Cá trích lầm mình tròn, ít vảy, nhiều thịt hơn nhưng thịt cá đỏ và không thơm ngon như trích ve. Ngư dân ở vùng biển miền Trung Việt nam từ Quảng Nam trở vào Lagi (Hàm Tân – Bình Thuận) và Long Hải, Phước Hải của Bà Rịa Vũng Tàu thường gọi tên dân gian cá trích cỡ nhỏ (baby herring) là cá de, khi nó lớn lên thì gọi là cá trích, nó còn được gọi là cá Mắt Tráo.

Một số loài

sửa
 
Sardinella aurita
 
Sardinella maderensis
 
Cá trích sơ

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “Những đàn động vật lớn nhất thế giới - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  2. ^ Thái Thanh Dương (chủ biên), Các loài cá thường gặp ở Việt Nam, Bộ Thủy sản, Hà Nội, 2007. Tr.9.

Tham khảo

sửa